Setup spa nhỏ cần những chi phí gì?  

Với sự phát triển không ngừng của ngành spa làm đẹp thì việc các nhà đầu tư, bạn trẻ đam mê và có sẵn kinh nghiệm trong lĩnh vực này quyết định mở spa nhỏ để phát triển sự nghiệp trở nên rất phổ biến. Và khi có ý tưởng mở spa, chi phí đầu tư là vấn đề được quan tâm đầu tiên. Vậy setup spa nhỏ cần bao nhiêu vốn, chuẩn bị những gì? KiotViet sẽ thông tin đến bạn trong bài viết dưới đây. 

Setup spa can bao nhieu von

Khám phá ngay: Phần mềm quản lý spa đơn giản, dễ dùng, hiệu quả nhất 2022

1. Chi phí mặt bằng 

Nếu có thể tận dụng được diện tích nhà ở để kinh doanh spa thì bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí mặt bằng không nhỏ. Trong trường hợp chưa có mặt bằng sẵn thì bạn cần cân nhắc để đầu tư mặt bằng phù hợp với quy mô spa nhỏ. Không nên đầu tư mặt bằng quá lớn cho mô hình spa nhỏ chỉ từ 3-5 giường rất lãng phí. 

Khi lựa chọn mặt bằng cần lưu ý cân nhắc một vài lưu ý như: 
– Nên lựa chọn thuê mặt bằng ở nơi có mặt đường lớn, đông người qua lại để thu hút khách ghé tiệm. Tuy nhiên mặt bằng ở trục đường lớn thường có giá cao. Giá thuê mặt bằng ở tỉnh sẽ dao động từ 5-10tr/tháng tùy vào vị trí bạn thuê. Còn ở thành phố giá thuê sẽ dao động trong khoảng 10-30 triệu/tháng trở lên.

– Nếu lựa chọn ở trong ngõ, hẻm thì sẽ rất khó để khách hàng tự nhiên tìm đến nhưng có điểm cộng là không gian yên tĩnh và chi phí thuê rẻ hơn. Nếu quyết định lựa chọn mặt bằng trong ngõ, các chủ spa nên có chỉ dẫn thông tin cho khách cũng như hoạt động truyền thông để khách biết và ghé quán trải nghiệm. 

– Không gian, diện tích sử dụng bên trong cũng rất quan trọng. Mặt bằng không cần quá lớn nhưng vẫn phải đảm bảo đủ diện tích để kê giường, không gian tiếp khách, kho để hàng hóa,…

mat bang kinh doanh spa

2. Chi phí mua thiết bị, máy móc công nghệ cao, các vận dụng liên quan

Chi phí bắt buộc phải đầu tư tiếp theo đó là chi phí cho các thiết bị thẩm mỹ, máy móc công nghệ cao. Kinh doanh spa trong thời điểm này cần bắt nhịp với xu hướng công nghệ mới để thu hút và tối ưu trải nghiệm khách hàng. Thiết bị công nghệ cao là “cần câu” thu hút và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tùy theo lĩnh vực cụ thể mà spa cần đầu tư các thiết bị phù hợp. 

– Thông thường, spa chăm sóc, điều trị da từ 3 – 5 giường cần có: 
Máy soi da, đèn chiếu, máy xông hơi, máy chăm sóc da, giường, khăn spa, máy điều trị da, laser công nghệ cao, và những dụng cụ cần thiết như: bông tẩy trang, rửa mặt, bông tăm,… Tổng chi phí đầu tư thiết bị cho một spa chăm sóc, điều trị da đầy đủ sẽ từ 30-100 triệu tùy thuộc vào mức độ cần thiết. 

– Phòng phun xăm cần đầu tư: giường phun xăm, ghế, máy phun xăm, mực xăm, máy xóa xăm, đèn,… với chi phí khoảng 20-30 triệu. 

thiet bi tham my cong nghe cao

3. Chi phí nhập mỹ phẩm

Mỗi một dịch vụ chăm sóc hay điều trị đều cần có sản phẩm đi kèm trong các bước thực hiện liệu trình. Spa nên nghiên cứu và nhập những sản phẩm chính hãng, đảm bảo và phù hợp với từng liệu trình khác nhau. Hiện nay, có rất nhiều hãng mỹ phẩm uy tín có chính sách và ưu đãi rất tốt dành cho đại lý các spa nên tham khảo và lựa chọn phù hợp với tiêu chí đề ra ban đầu. Chi phí nhập mỹ phẩm sẽ từ 15-30 triệu tùy thuộc vào các liệu trình. 

my pham spa

4. Chi phí thuê và đào tạo nhân viên

Với quy mô spa nhỏ, cần có khoảng 2-3 nhân viên xoay ca với chi phí từ 6-8 triệu/ người tùy năng lực và kinh nghiệm. Nên lựa chọn những bạn đã có kỹ năng chuyên môn phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính của spa để tiết kiệm thời gian đào tạo, nắm bắt và vận hành nhanh chóng hơn. Mỗi năm nên đăng ký những khóa học để update công nghệ, kiến thức mới.

5. Chi phí thiết kế không gian, nội thất 

Chủ spa cũng cần có chi phí dành riêng để thiết kế không gian và đầu tư nội thất. Bởi bên cạnh trải nghiệm về dịch vụ tốt thì cảm quan về không gian cũng là yếu tố để thu hút khách hàng trải nghiệm dịch vụ tại spa. Các spa được đầu tư, chăm chút hơn về không gian, nội thất, mùi hương sẽ được nhiều khách hàng lựa chọn hơn. 
Tùy thuộc vào kinh phí và nhu cầu mà vốn đầu tư dành cho không gian nội thất có thể dao động từ vài chục triệu đến 100 triệu. 

thiet ke khong gian spa

6. Chi phí Marketing, quảng cáo 

Để tìm kiếm khách hàng cho spa mới mở, cần lên kế hoạch và đầu tư cho truyền thông quảng cáo để nhiều khách hàng biết đến và trải nghiệm dịch vụ. Thiết kế một vài ưu đãi, truyền thông online trên mạng xã hội hoặc truyền thông offline với banner, standee thu hút là gợi ý giúp thu hút khách hàng hiệu quả. 

7. Chi phí sử dụng phần mềm quản lý, thiết bị thu ngân

Spa tuy nhỏ nhưng vẫn cần quản lý rất nhiều công việc như: lịch hẹn, nhân viên, kho hàng hóa, thông tin khách hàng, doanh thu, lãi lỗ. Quản lý thủ công sẽ làm các chủ spa mất rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành hết các đầu việc. Để quản lý nhàn hơn, tiết kiệm thời gian hơn, hiệu quả hơn, sử dụng phần mềm quản lý spa chuyên biệt rất cần thiết. Chỉ với 6000vnđ/ngày có thể sử dụng trọn bộ công cụ quản lý: lịch hẹn, nhân viên, doanh thu, xuất nhập kho, thẻ liệu trình, chăm sóc khách hàng tự động,…

Khám phá ngay phần mềm quản lý spa chuyên biệt: 

Xem ngay: Phần mềm quản lý dành riêng cho spa phổ biến nhất

Trên đây là những khoản chi phí cơ bản khi setup một spa nhỏ KiotViet tổng hợp để các chủ spa tham khảo trước khi tiến hành đầu tư setup spa nhỏ cho riêng mình. Tham khảo thêm các kinh nghiệm kinh doanh hữu ích khác TẠI ĐÂY.