Liên tục từ năm 2015 đến nay, “giải cứu” gần như là cụm từ được nhắc đến thường xuyên khi mà các loại nông sản, thực phẩm như thịt heo, chuối, cho đến củ cải, cà rốt, cà chua, hành tím, dưa hấu, khoai lang,… “bí đầu ra”.
Một trong những kênh tiêu thụ hàng hóa ổn định, có thể gia tăng giá trị cho nông dân chính là hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Đây cũng chính là cơ hội và thách thức đối với các cửa hàng tiện lợi kinh doanh nông sản, phải làm gì để có CƠ HỘI thu LÃI LỚN từ việc “giải cứu” nông sản bị phá giá.
Đáp ứng kịp thời và thoả đáng nhu cầu của cả người bán và người mua
Phân phối là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nền kinh tế thị trường là dòng chảy liên tục của sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Chỉ cần một khâu ách tắc là cả dòng chảy chậm lại và tăng trưởng kinh tế bị suy giảm. Vì vậy, chủ cửa hàng kinh doanh nông sản cần phải điều chỉnh kế hoạch nhập và bán để làm hài lòng cả người bán và người mua và nâng cao giá trị thương hiệu của mình.
Người bán cho rằng nông sản của họ thường được mua với giá thấp, bị ép cấp làm họ bị thiệt hại, đặc biệt vào thời kỳ mùa vụ. Ví dụ, 1kg cà chua mua tại ruộng ở Bắc Giang giá từ 500 – 1.000 đồng nhưng trong siêu thị giá cà chua lên tới 10.000 đồng- cao gấp 10 đến 20 lần; 1 kg khoai tây mua tại ruộng ở Thái Bình có giá 2.000-3.000 đồng trong khi tại các chợ bán lẻ ở Hà Nội có giá 15.000-18.000 đồng với mức chênh lệch từ 5-6 lần.
Người mua còn phàn nàn về hàng nông sản thiếu sự kiểm soát chất lượng, đặc biệt là các loại quả được ngâm tẩm chín đều, trông rất “bắt mắt” hoặc các mặt hàng bán rong trên đường vừa không bảo đảm chất lượng và cân đong đo đếm thiếu từ 10-15%.
Tăng các chương trình bình ổn giá vào những thời điểm có sự biến động đột ngột về cung – cầu như thay đổi thời tiết đột ngột hay dịp lễ, Tết.
Đây là thời điểm mà một mớ rau muống có thể tăng từ 6.000 đồng lên tới 20.000 đồng. Trừ một số chuỗi siêu thị có khả năng xây dựng chuỗi cung ứng nguồn hàng nông sản khá ổn định nhu METRO, BigC, Co-op Mart… còn các chợ hoặc cửa hàng tư nhân đều rất hạn chế về khả năng bình ổn giá. Do đó, khách hàng đều bị tác động mạnh về tâm lý khi giá bán thay đổi đột ngột.
Điều các chủ cửa hàng tiện lợi nên làm ngay là xây dựng một chính sách bình ổn giá hợp lý để hút khách và xây thương hiệu cho riêng mình. Có thể với cách làm này, ban đầu lợi nhuận không như ý muốn nhưng về lâu về dài thương hiệu của cửa hàng bạn sẽ được nhân rộng và có được tệp khách hàng lớn.
Chuẩn bị hệ thống phương tiện, cơ sở vật chất hỗ trợ hệ thống phân phối và bán lẻ.
Đó là các kho tàng đặc chủng, kho lạnh, xe lạnh bảo quản nông sản và thực phẩm lâu dài, hiện đại nhằm giảm tình trạng hư hỏng. Khi người bán có nhu cầu vận chuyển hàng lẻ (số lượng nhỏ) cần bảo quản lạnh từ địa phương này đến địa phương khác thì gặp rất nhiều khó khăn để tìm kiếm 1 đơn vị chuyên nghiêp với giá cả phải chăng:
– Vận chuyển hàng lẻ đông lạnh
– Vận chuyển hàng lẻ trái cây, nông sản bảo quản mát, đông lạnh
– Vận chuyển hàng lẻ thực phẩm đông lạnh
Tốc độ di chuyển bị hạn chế do nhiều yếu tố như chất lượng đường sá thấp, việc di chuyển bị kiểm soát chặt chẽ về tốc độ, tải trọng của từng tuyến bị khống chế. Điều này làm tăng chi phí và thời gian vận chuyển, làm giảm chất lượng và làm mất tính kịp thời của cơ hội bán hàng. Thời gian vận chuyển dài còn làm tăng tỷ lệ hư hỏng nông sản, buộc phải thải ra môi trường, tăng chi phí kiểm soát ô nhiễm, làm tăng giá bán, giảm lợi nhuận của nhà phân phối.
Quản lý hàng hóa và tồn kho
Đặc biệt, việc quản lý hàng hóa và tồn kho là điều vô cùng quan trong đối với bất kỳ chủ cửa hàng nào. Khi có thể quản lý chính xác lượng hàng tồn kho hiện tại, bạn có thể đưa ra quyết định đặt hàng một cách nhanh chóng và chính xác. Sử dụng các phần mềm quản lý hàng tồn kho chuyên nghiệp với chức năng quản lý tồn kho đơn giản giúp bạn nhanh chóng hoàn thành quy trình đặt hàng. Chỉ cần quét mã vạch sản phẩm, và thêm thông tin về số lượng hàng muốn nhập là có thể tiến hành tạo đơn đặt hàng và hóa đơn 1 cách nhanh chóng. Hiện nay, phần mềm quản lý bán hàng KiotViet là phổ biến nhất với hơn 50000 cửa hàng sử dụng, hỗ trợ tối đa, chính xác và nhanh chóng trong quản lý hàng hóa và tồn kho nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc cũng như hiệu quả sử dụng vốn của cửa hàng.
Việc chú trọng đầu tư cho những việc trên sẽ giúp chủ cửa hàng kinh doanh nông sản thu được lợi nhuận giảm thiểu rủi ro trong bất kỳ trường hợp “phá giá” nào trên thị trường.