Vai trò của cảng Cát Lái trong hệ thống cảng biển khu vực miền Nam

Vừa rồi có một số bài viết liên quan đến cảng Cát Lái và cầu Cát Lái. Mình có bài phân tích sơ lược này về ngành vận tải biển để anh em có góc nhìn đa chiều hơn:

1. Tầm quan trọng của Cát Lái với việc đóng góp tỉ trọng lớn vào ngân sách của TP.HCM là không phải bàn cãi, sẽ không nói chi tiết về con số chính xác.

2. Đối với qui hoạch hệ thống cảng biển khu vực phía Nam (không tính từ phía Long An chạy xuống đồng bằng sông Cửu Long), phân chia thành 2 khu vực chính cho 2 đối tượng tàu khác nhau:

  • Tàu nhỏ: cụm cảng Cát Lái (bao gồm Cát Lái của Tân Cảng SG và Phú Hữu (doanh nghiệp tư nhân của anh Truyền cement Hà Tiên, 2 cảng này sát nhau, tạm gọi là cụm cảng Cát Lái) và cụm cảng Hiệp Phước (bao gồm liên doanh SPCT với tập đoàn DP World của UAE, Tân Cảng SG và 1 khu của cảng SG dự kiến xây dựng cảng di dời về đây).
  • Tàu lớn: vào cụm cảng Cái Mép – Thị Vải (bao gồm khoảng 5-6 nhà khai thác ở khu vực này, bao gồm Tân Cảng SG, PSA Singapore, Hutchison Hongkong, SSA Marine (USA), Maersk-APM Moller (Denmark), liên doanh Gemalink (hãng tàu CMA & Gemadept), và vài dự án nữa của Geleximco, chính phủ Bỉ + Hà Lan, cảng SG, v.v.

Cảng Cát Lái TPHCM

Tại sao lại làm cụm cảng nước sâu Cái Mép?

Đó là xu thế hiện tại các hãng tàu đang khai thác tàu thế hệ lớn và siêu lớn để giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh, tàu lớn (chuyên ngành gọi là tàu mẹ) có thể chạy thẳng từ VN đi các cảng lớn ở Mỹ (Los Angeles) hoặc Châu Âu (Rotterdam) rút ngắn chi phí chuyển tải như truyền thống trước đây tại Hongkong, Taiwan, Korea, Singapore và rút ngắn thời gian chuyên chở.

Đối với các tuyến Bắc Á, Đông Nam Á, vẫn sử dụng hệ thống tàu cỡ trung và nhỏ, dòng tàu này phù hợp với cốt luồng cho khu vực cụm cảng Cát Lái & Hiệp Phước (thực thế Hiệp Phước đang gặp vấn đề lớn về cốt luồng do bị bồi lắng liên tục mà cả hơn chục năm nay thành phố vẫn loay hoay không giải quyết được, hoặc vì lí do khách quan khác mà các bạn suy luận ra chút là hiểu).

Hàng về cụm cảng Cái Mép – Thị Vải sẽ được: hoặc doanh nghiệp làm thủ tục khai báo Hải quan trực tiếp ở đó (lượng nhỏ), hoặc trung chuyển về Cát Lái, các ICD (cảng cạn) ở khu vực ngoại vi TP.HCM để khai quan) chủ yếu bằng xà lan, một lượng nhỏ bằng xe container.

Bài viết về hệ thống cảng VN

  • Hệ thống cảng biển nước sâu tại Cái Mép Thị Vải
  • 10 lý do chính nên dịch chuyển cảng Sài Gòn về cảng Cái Mép Thị Vải

Cảng Cát Lái có bị đánh mất vị thế khi có thêm cảng Cái Mép?

  • Chắc chắn là KHÔNG, ít nhất trong 20-30 năm nữa.
  • Tại sao không:
    • Cát Lái là cảng trực thuộc Tân Cảng SG, đơn vị quân đội, vừa khai thác kinh tế, vừa làm nhiệm vụ quốc phòng. Cát Lái hiện tại cũng đang là nơi đậu khá nhiều tàu Hải quân phục vụ cho Trường Sa.
    • Vị trí của TP.HCM nói chung và Cát Lái nói riêng là rất quan trọng xét cả về kinh tế và vị trí địa lý. Đa phần các doanh nghiệp XNK tập trung tại TP.HCM, nên nhu cầu khai báo Hải quan cho hàng XNK tại TP.HCM là rất rất cao.
    • Vấn đề hiện tại không phải nằm ở vị trí của cảng, mà nằm ở qui hoạch hạ tầng giao thông sao cho giải quyết được vấn nạn kẹt xe tại khu vực xung quanh cảng, chủ yếu đường Đồng Văn Cống và Nguyễn Thị Định.

Liên quan đến việc thi công cầu Cát Lái, cầu này sẽ có ảnh hưởng tích cực hơn rất nhiều cho lưu thông xe tải, xe container ra vào cảng Cát Lái (từ các cụm KCN tại Nhơn Trạch, Long Thành), doanh nghiệp có thể vận chuyển hàng ra/vào Cát Lái mà không phải đi đường vòng.

Tham khảo thêm một số quốc gia xung quanh: Các cảng đều nằm ở các thành phố lớn và thủ đô

  • Trung Quốc: các thành phố lớn của Trung Quốc đều có hệ thống cảng biển của họ dọc theo bờ Đông: Xiaeman, ShangHai, Ningbo, Qingdao. Trong đó Shanghai có rất nhiều nét tương đồng với TP.HCM, và đây cũng là cảng có lưu lượng hàng vào hàng top, thậm chí lớn nhất TQ.
  • Hàn Quốc: cảng Incheon tại Seoul
  • Indonesia: Jarkata

Trong khi >90% lượng hàng hoá trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển, thì vai trò của cảng biển vẫn còn rất quan trọng. TP.HCM sẽ không dễ dàng để mất lợi thế vị trí của Cát Lái theo những thông tin phân tích sơ bộ trên.

P/S: bài viết trên phân tích về chuyên chở container, còn tàu hàng rời thì không xét, vì tính chất làm hàng khác nhau.

Nguồn: FB Tony Hiếu

https://giaphucland.com