Trong phần 1, bạn đã biết đến 3 bí quyết đầu tiên giúp kinh doanh online thực phẩm sạch đắt hàng như tôm tươi. Hãy cùng Bizweb đi đến những bí quyết tiếp theo dưới đây cũng không kém phần quan trọng để khách hàng sẽ luôn nhớ tới bạn mỗi ngày.
Xem lại phần 1
4. “Treo” cam kết chất lượng ở vị trí dễ nhìn thấy nhất
Chất lượng sản phẩm là điều mà khách hàng quan tâm nhất khi mua hàng. Họ đã “bó tay” trước những sản phẩm bẩn được bày bán tràn lan trên thị trường nên mới phải tìm đến những cửa hàng thực phẩm sạch đúng nghĩa. Vì thế, khi kinh doanh thực phẩm sạch online, điều cực kì cần thiết là bạn luôn phải hướng đến việc khẳng định và cam kết chất lượng. Đây là một yếu tố tiên quyết đến việc khách hàng có tin tưởng và đặt mua sản phẩm của bạn hay không.
Cam kết chất lượng bằng cách trưng bày những chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Nếu sản phẩm của bạn đã có các chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm như giấy chứng nhận của Cục An toàn thực phẩm hay đạt tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, HACCP… thì hãy “treo” chúng ở ngay trên trang chủ website, tại vị trí khách hàng dễ dàng nhận thấy nhất. Chúng sẽ thay bạn khẳng định uy tín và cam kết chất lượng khiến khách hàng an tâm lựa chọn. Đối với trường hợp bạn chưa có các chứng nhận này thì sao? Bạn vẫn hoàn toàn có thể tự tạo ra “chứng nhận” riêng cho mình bằng cách đưa ra lời cam kết về chất lượng sản phẩm. Slogan có thể giúp bạn gửi gắm thông điệp này. Ví dụ như Shop thực phẩm sạch Ngọc Hà – “Nói không với hóa chất”. Khi có được những lời cam đoan kiểu như vậy, khách hàng cũng sẽ bớt ngờ vực mà dành cho bạn sự tin tưởng hơn. Thêm vào đó, bạn cũng có thể thông qua chính sách đổi trả để khẳng định chất lượng của sản phẩm. Ví dụ như cho phép khách hàng trả lại hàng nếu như sản phẩm không đúng như mô tả hoặc nếu phát hiện sản phẩm không sạch sẽ được đền gấp đôi…
5. Hãy là chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm sạch
Không riêng gì thực phẩm sạch, kinh doanh bất cứ mặt hàng nào cũng vậy, bạn luôn phải là chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Bởi lẽ không có một khách hàng nào muốn mua thịt bò tại một cửa hàng mà không biết gì về thịt bò và tất nhiên họ sẽ quyết định mua và quay lại lần sau nếu như được bạn chia sẻ về cách chọn thịt bò tươi ngon.
Cập nhật tin tức, chia sẻ kinh nghiệm nhằm chăm sóc khách hàng tốt nhất
Xem thêm: Mách nhỏ 4 mẹo giao lưu với khách hàng về sản phẩm
Vì thế, chuyên mục tin tức, chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn, hướng dẫn cách thức chế biến là bài viết kèm ảnh hay những video clip luôn là cần thiết đối với 1 website bán hàng. Bạn hãy cập nhật thông tin liên quan trong lĩnh vực của mình một cách đầy đủ và thường xuyên. Nếu có thể, hãy tự viết nội dung chia sẻ bằng kiến thức, tầm hiểu biết của bạn, hạn chế copy bài từ các trang web khác. Điều này không những làm cho khách hàng cảm thấy gần gũi với website mà còn tốt cho SEO.
6. Bổ sung ý kiến phản hồi của khách hàng lên website
Theo công bố vào tháng 8/2014 của BrightLocal, có tới 72% người tiêu dùng nói rằng các nhận xét, đánh giá tích cực của những khách hàng trước đó sẽ giúp họ tin tưởng và quyết định mua hàng nhiều hơn. Đặc biệt đối với một website bán thực phẩm sạch, những phản hồi này có sức nặng “ngàn vàng”. Bạn cứ thử đặt mình vào vị trí người mua hàng, với mỗi một sản phẩm định mua, dù ít hay nhiều tiền, chắc chắn bạn đều phải xem xét, tìm đến những trải nghiệm của những người đã từng mua hoặc sử dụng. Và khi thấy được những ý kiến tích cực, bạn sẽ đặt mua hàng với một tâm lý thoải mái và an tâm hơn rất nhiều so với việc chỉ nghe thông tin một chiều bên cửa hàng giới thiệu về sản phẩm của họ.
Tích hợp Facebook vào mục ý kiến bình luận trong trang sản phẩm
Xem thêm: chiêu kích thích khách hàng đánh giá trên webiste
Về ý kiến phản hồi của khách hàng, bạn cũng có thể áp dụng cách thức phù hợp nhất đối với website của mình. Hoặc là bạn chọn lựa và cập nhật nổi bật lên website. Đây cũng là một cách giúp bạn tri ân tới chính những vị khách hàng này. Hoặc là bạn cho phép bình luận trong từng trang sản phẩm riêng biệt bằng cách đăng ký tài khoản hoặc để lại bình luận thông qua Facebook. Theo cách thức này, nếu bạn làm tốt công tác khích lệ khách hàng để lại phản hồi sau những lần mua và chế biến thực phẩm thì sẽ có giá trị hơn rất nhiều.
7. Tăng cường tương tác với khách hàng
Bên cạnh việc khách hàng muốn nghe bạn chia sẻ, họ còn muốn mình được lắng nghe. Họ cũng có những thắc mắc riêng, muốn đặt ra những câu hỏi cho bạn và nhận được câu trả lời tận tình nhất từ bạn. Đồng thời, họ cũng đánh giá cao những doanh nghiệp dành thời gian để lắng nghe và phục vụ chu đáo khách hàng. Vì thế, bạn hãy tận dụng tất cả các cách có thể để khách hàng và bạn tương tác tốt nhất với nhau.
Tận dụng tất cả các cách nhằm tăng cường tương tác với khách hàng
Một số cách đó là công khai số điện thoại, tích hợp hỗ trợ trực tuyến qua Yahoo, Skype hoặc sử dụng phần mềm LiveChat nhằm nâng cao dịch vụ khách hàng. Thông qua đó, khách hàng hoàn toàn có thể đặt ra các câu một cách trực tiếp, nhanh chóng trong thời gian thực. Điều bạn cần làm đó là bố trí nhân lực để sẵn sàng trả lời và phục vụ khách hàng bất cứ khi nào cần thiết.
8. Đừng để khách hàng phải chờ đợi
Khách hàng ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, lại càng khó khăn hơn để chờ đợi. Mua thực phẩm online có lợi thế tiết kiệm thời gian và công sức đi chợ cho khách hàng. Thay vào đó, họ lại có yêu cầu cao hơn về thời gian giao nhận để không ảnh hưởng đến công việc nội trợ của họ. Vì thế, khâu giao hàng rất cần được bạn quan tâm và đừng bào giờ để khách hàng phải “phát cáu” bởi chờ đợi hoặc “tiu nghỉu” thất vọng khi nhận được thông báo hết hàng hoặc hủy đơn hàng. Xem thêm: Làm website bán hàng , thiết kế web chuyên nghiệp Trên đây là những bí quyết quan trọng nhất mà bạn cần nắm được để khiến cửa hàng thực phẩm sạch online của mình lúc nào cũng nườm nượp khách hàng. Một bí quyết chủ đạo xuyên suốt 8 bí quyết này mà không có một “thủ thuật” nào có thể thay thế được đó chính là cái “tâm” trong kinh doanh. Mọi ý kiến đóng góp về bài viết, vui lòng để lại phần bình luận bên dưới.