Tổng quan kinh tế – xã hội – giao thông tỉnh Bình Thuận năm 2024

Bất động sản Bình Thuận hiện đang được nhiều nhà đầu tư chú ý và tìm mua khi hàng loạt thông tin tốt triển khai đồng thời như cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, xây dựng sân bay Phan Thiết có công suất 2 triệu lượt khách/năm. Thậm chí, ông lớn Novaland còn tuyên bố đầu tư 5 tỷ USD vào du lịch tỉnh Bình Thuận.

Một khi các dự án hạ tầng giao thông trên đi vào vận hành vào khoảng năm 2023-2024, bài toán kết nối cơ sở hạ tầng với các tỉnh lân cận và nhất là TPHCM được giải quyết thì sự bùng nổ của thị trường nhà đất Bình Thuận là điều tất yếu.

Giá đất ven biển Phan Thiết hiện nay đã tăng gấp 3-4 lần so với 2 năm trước đây. Trong đó, các khu vực có nhiều quỹ đất rộng lớn, bãi biển hoang sơ và có hàng chục dự án nghỉ dưỡng đang xây dựng được đánh giá sẽ có sự bứt phá ấn tượng về giá trong thời gian sắp tới đây

[toc]

so hong dat binh thuan san sang cong chung

Đón sóng tăng giá đất Bình Thuận trong thời gian 2-3 năm tới

Từ năm 2019 cho đến nay, giá nhà đất Bình Thuận tùy khu vực đã tăng từ 30 – 100%, qua đó cho thấy tỉnh Bình Thuận được đánh giá cao trong con mắt của các nhà đầu tư bất động sản, thậm chí các khu đất xung quanh các dự án bất động sản lớn đang triển khai còn có bước nhảy vọt tăng gấp 3-5 lần chỉ trong 1 thời gian ngắn. Đặc biệt, Novaland – doanh nghiệp bất động sản hàng đầu miền Nam còn tự tin tuyên bố đổ 5 tỷ USD để đưa Bình Thuận lên bản đồ du lịch thế giới. Trong 3 năm tới đây, thị trường bất động sản Bình Thuận sẽ gia tăng thế nào nếu các dự án hạ tầng bên dưới được hoàn thiện và đi vào hoạt động?

  • Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và Phan Thiết – Vĩnh Hảo đã khởi công ngày 30/09/2020
  • Mở rộng quốc lộ 28 kết nối Phan Thiết và Đà Lạt được bố trí vốn thực hiện trong 2021-2025
  • Sân bay Phan Thiết có công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm dự kiến hoàn thành năm 2023
  • Các dự án bất động sản: Thanh Long Bay, Summer Land, Novaworld Phan Thiết… đi vào vận hành

Hiện nay, bất động sản tại Lagi và thành phố Phan Thiết đang được nhiều khách hàng quan tâm nhiều. Trong đó loại hình đất vườn Bình Thuận tại huyện Bắc Bình Bình Thuận được nhiều khách lùng mua do có mức giá từ 65.000/m2.

Tìm hiểu thông tin tổng quan về tỉnh Bình Thuận

Hiện nay, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn Bình Thuận là thuộc về miền Trung, có người lại cho rằng địa phương này thuộc miền Nam. Tuy nhiên, với 192 km bờ biển trải dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì Bình Thuận được xếp vào khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Tỉnh Bình Thuận nằm cách TP HCM 198 km, đi Đà Lạt 162 km, Vũng Tàu 160 km, đi Nha Trang 250 km và cách thủ đô Hà Nội 1.520 km.

Tỉnh Bình Thuận có tổng diện tích là 7.828 km2; chiều dài bờ biển lên đến 192 km với diện tích vùng lãnh hải rộng lớn 52.000 km2.

Các tỉnh tiếp giáp với Bình Thuận để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ gồm:

  • Đông và Nam giáp Biển Đông có đường bờ biển dài 192 km.
  • Phía Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng.
  • Tây giáp tỉnh Đồng Nai.
  • Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận.
  • Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu.

ban do chi tiet tinh binh thuan Bản đồ chi tiết và rõ nét nhất của tỉnh Bình Thuận xem tại đây

Thị trường bất động sản Bình Thuận

  • Gia Phúc Land bán đất nông nghiệp tại Bình Thuận giá rẻ
  • Có nên đầu tư mua đất tại Bình Thuận hay không?
  • Tản mạn về vùng đất cao nguyên tỉnh Lâm Đồng

Đơn vị hành chính của tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận hiện tại có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Trong đó có tới 127 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 12 thị trấn, 19 phường và 96 xã. Cụ thể:

  • Thành phố Phan Thiết: 14 phường và 4 xã
  • Thị xã La Gi: 5 phường và 4 xã
  • Huyện Tuy Phong: 2 thị trấn và 11 xã
  • Huyện Bắc Bình: 2 thị trấn và 16 xã
  • Huyện Hàm Thuận Bắc: 2 thị trấn và 15 xã
  • Huyện Hàm Thuận Nam: 1 thị trấn và 12 xã
  • Huyện Tánh Linh: 1 thị trấn và 13 xã
  • Huyện Hàm Tân: 2 thị trấn và 8 xã
  • Huyện Đức Linh: 2 thị trấn và 11 xã
  • Huyện đảo Phú Quý: 3 xã

Địa hình đặc biệt của tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận bao gồm 4 dạng địa hình cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa Mi (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Hòn Rơm và Mũi Nhỏ.

doi cat bay dac trung cua tinh binh thuan

Khí hậu của tỉnh Bình Thuận như thế nào?

Cũng như nhiều tỉnh, thành Nam Trung bộ khác, Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo thừa nắng nhiều gió. Phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, không có mùa đông.

Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 – 10 và tiếp theo là mùa khô từ tháng 11 – 4 năm sau. Tuy nhiên, thực tế mưa rất ít, lượng mua trung bình đo được từ 800 – 1.150 mm/năm và mưa nhiều tập trung vào các tháng 8-9-10, còn lại chủ yếu là nắng với tổng số giờ nắng là 2.459 giờ/năm.

Bình Thuận còn có khí hậu ôn hòa nắng ấm quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm chỉ khoảng 27 độ C và hầu như ít có bão, nhiều cơn bão lớn dự báo đổ bộ vào Bình Thuận, nhưng đều chuyển hướng đi nơi khác.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bình Thuận có gì?

Nguồn lợi thủy sản

Nhiều sông suối của tỉnh Bình Thuận đều bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng, chảy qua Bình Thuận để ra biển Đông. Tính chung, các đoạn sông qua tỉnh Bình Thuận có tổng chiều dài 663 km, trong đó có sông Cà Ty (76 km), sông La Ngà (74 km), sông Quao (63 km), sông Lòng Sông (43 km), sông Phan (40 km), sông Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km).

Bình Thuận có vùng lãnh hải rộng 52 nghìn km2 nên tỉnh cũng là một trong ba ngư trường lớn nhất của Việt Nam với trữ lượng khai thác đánh bắt đạt 240.000 tấn hải sản các loại, là điều kiện thiết yếu cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu phát triển. Sò điệp là đặc sản của biển Bình Thuận, tập trung ở 4 bãi chính là: La Khế, Hòn Rơm, Hòn Cau và Phan Rí, cho phép đánh bắt 25-30 nghìn tấn/năm.

Phát triển Nông nghiệp – Lâm nghiệp

Bình Thuận có 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp. Trong đó có trên 50.000 ha đất lúa. Sẽ phát triển thêm 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh hiện khá phát triển. Bình Thuận đang đầu tư mạnh để hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả với:

  • 10.000 ha thanh long
  • 30.000 ha điều
  • 15.000 ha bông vải
  • 20.000 ha cao su
  • 2.000 ha tiêu

Đây đều là các nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển ngành công nghiệp chế biến từ cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm…

trang trai thanh long tai binh thuan 3
Đặc trưng cây Thanh Long của tỉnh Bình Thuận

Với diện tích 400.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ 25 triệu m3. Đây là tiền đề thuận lợi để lập các nhà máy chế biến gỗ và phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc, hình thành nên các nhà máy chế biến thịt bò, heo… Trong vài năm trở lại đây, diện tích cây điều bị sụt giảm đáng kể do giá hạt điều bị giảm, cây thanh long và cây cao su liên tục tăng diện tích và trở thành dòng cây chủ lực của tỉnh nhà.

Nguồn tài nguyên khoáng sản

Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại với trữ lượng lớn: vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, có giá trị thương mại và công nghiệp là nước khoáng, sét và đá xây dựng.

  • Nước khoáng thiên niên bicarbonat: hơn 10 mỏ trữ lượng cao, chất lượng tốt (có cả mỏ nước khoáng nóng 700 độ C) có thể khai thác trên 300 triệu lít/năm. Trong đó, 2 mỏ đang được khai thác và kinh doanh hiệu quả đó là Vĩnh Hảo và Đa Kai.
  • Cát thủy tinh: Có 4 mỏ ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Hàm Tân với trữ lượng trên 500 triệu m3, chất lượng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu, phù hợp để sản xuất thủy tinh cao cấp, kính xây dựng, gạch thủy tinh.
  • Đá granite: trữ lượng rất lớn, phân bố ở khắp mọi nơi.
  • Sét bentonit: dùng trong công nghiệp hóa chất và khai thác dầu mỏ, trữ lượng khoảng 20 triệu tấn. Quặng Sa khoáng nặng để sản xuất titan, zircon, trữ lượng khoảng một triệu tấn. Tại Vĩnh Hảo có diện tích trên 1.000 ha, sản lượng 150.000 tấn/năm…
  • Zicon: 193 nghìn tấn, đi cùng với Zicon còn có nhiều Monazit và đất hiếm. Hàm lượng TiO2 43- 45%, hàm lượng ZrO2 48, 6 – 59, 5%. Sa khoáng Ilmenit – Zicon phân bố ở mũi Kê Gà (Hàm Thuận Nam), mũi Né (Phan Thiết), Tân Thiện (Hàm Tân), Thiện ái (Bắc Bình).
  • Khoáng vật liệu xây dựng có cát kết vôi 3,9 triệu m3 cấp P2 phân bố ở Vĩnh Hảo và Phước Thể (Tuy Phong), đá vôi san hô (Tuy Phong). Sét gạch ngói phân bố ở nhiều nơi (Hàm Thuận Nam, Đức linh, Tánh Linh, Bắc Bình). Đá xây dựng và trang trí ở Tà Kóu (Hàm Thuận Nam) trữ lượng 45 triệu m3, Núi Nhọn (Hàm Tân) trữ lượng cấp P là 30 triệu m3.
  • Dầu khí đang được xem là thế mạnh kinh tế mới của tỉnh Bình Thuận, với nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện cách đất liền 60 km; có 5 mỏ dầu Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Trắng. Sư Tử Vàng và Rubi đang khai thác thương mại và mang lại nguồn thu ngân sách lớn cho tỉnh nhà.

Chi tiết về nguồn năng lượng điện tỉnh Bình Thuận

Từ năm 2016 đến nay, ngành năng lượng tại Bình Thuận đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. Với định hướng phát triển ngành năng lượng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bình Thuận đang từng bước đa dạng hóa các nguồn năng lượng, tạo điều kiện thuận lợi và tích cực triển khai các dự án để sớm đưa địa phương trở thành Trung tâm năng lượng mang tầm quốc gia.

dien gio hong phong binh thuan 1
Nguồn năng lượng điện gió dồi dào tại Bình Thuận – Điện gió Hồng Phong

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 42 nhà máy điện đang hoạt động với tổng công suất 6.225 MW (gồm: 04 nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm điện lực Vĩnh Tân; 07 nhà máy thủy điện; 01 nhà máy điện diesel đảo Phú Quý; 04 nhà máy điện gió và 26 nhà máy điện mặt trời). Tổng sản lượng điện thiết kế hơn 31 tỷ kWh/năm.

Trong năm 2020, Bình Thuận đã hoàn thành, đóng điện 01 dự án điện gió, 05 dự án điện mặt trời. Các công trình lưới điện quan trọng như: Đường dây 500 kV Thuận Nam – Vĩnh Tân; Trạm biến áp 220 kV Phan Rí; Cải tạo đường dây 110 kV Ninh Phước – Tuy Phong – Phan Rí; Đường dây 02 mạch 110 kV Lương Sơn – Hòa Thắng – Mũi Né đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng… Nhờ đó, điện thương phẩm toàn tỉnh đạt 2,5 tỷ kWh, tổng số hộ dân có điện đạt tỷ lệ 99,75%.

Nguồn cung cấp nước tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận có 7 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà. Tổng diện tích lưu vực 9.880 km2 với chiều dài sông suối 663 km. Nguồn nước mặt hàng năm của tỉnh khoảng 5,4 tỉ m3 nước trong đó lượng dòng chảy bên ngoài đưa đến 1,25 tỉ m3, riêng sông La Ngà chiếm 2,1 tỉ m3.

Nguồn nước phân bố mất cân đối theo không gian và thời gian. Lưu vực sông La Ngà thừa nước thường bị ngập úng nhưng vùng Tuy Phong, Bắc Bình, ven biển (lưu vực sông Phan, Sông Dinh), thiếu nước trầm trọng, có những nơi như vùng Tuy Phong, Bắc Bình, dấu hiệu báo động tình trạng hoang mạc hoá đã xuất hiện .

Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 21 hệ thống công trình cấp nước sạch sử dụng nguồn nước thô từ công trình thủy lợi, với tổng công suất thiết kế 162.310 m3/ngày đêm. Các công trình thủy lợi ưu tiên hàng đầu nguồn nước thô để cấp cho các công trình cấp nước nên luôn hoạt động ổn định, đảm bảo cấp nước theo đúng thiết kế của công trình.

Ngoài ra, toàn tỉnh có 60 công trình cấp nước nước nông thôn tập trung với tổng công suất 64.260 m3/ngày đêm, do đó tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh khá cao, hơn 98%.

Hạ tầng giao thông tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn năm 2020-2025 sẽ ra sao?

Thành phố du lịch Phan Thiết hiện cách TP Hồ Chí Minh 198 km, đi Đà Lạt 162 km, Vũng Tàu 160 km, đi Nha Trang 250 km và cách thủ đô Hà Nội 1.520 km.

Giao thông đường bộ tỉnh Bình Thuận

Là tỉnh nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc – Nam, hiện nay, Bình Thuận có ba tuyến quốc lộ chạy qua, tất cả đều đã được nâng cấp, mở rộng hoàn toàn.

  • Quốc lộ 1A xuyên Việt (có chiều dài đi qua tỉnh là 178 km)
  • Quốc lộ 55 đi sang Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Quốc lộ 28 từ thành phố Phan Thiết đi huyện Di Linh của tỉnh Lâm Đồng.

Hiện tỉnh Bình Thuận đang làm mới đường ven biển ĐT.719B đoạn Phan Thiết – Kê Gà có chiều rộng nền đường 28, chiều rộng mặt đường 16 m và dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT.719 đoạn Kê Gà – Tân Thiện có chiều dài khoảng 32,5 km, chiều rộng nền đường 9-20 m, chiều rộng mặt đường 8-12 m. Dự kiến hoàn thành trong năm 2024, khi ấy thị trường dự án đất nền Bình Thuận sẽ có sự bùng nổ mạnh mẽ

Giao thông đường sắt

Đường sắt Bắc – Nam đi qua tỉnh Bình Thuận có chiều dài 190 km và qua 11 nhà ga. Trong đó, quan trọng nhất là ga Mương Mán tại huyện Hàm Thuận Nam. Kế hoạch hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua tỉnh Bình Thuận được cập nhật mới nhất năm 2020 như sau:

  • Cải tạo cục bộ bình diện Điểm 6 (Km1549+804, Km1550+182).
  • Kéo dài đường ga các ga:
    • Ga Vĩnh Hảo (Km1454+690);
    • Ga Ma Lâm (Km1532+842);
    • Ga Suối Kiết (Km1603+100).
  • Mở mới các ga:
    • Ga Phong Phú (Km1473+231);
    • Ga Hàm Liêm (Km1541+437).
  • Đường gom, hàng rào Đoạn 4 (Km1523+000 – Km1525+750).
tuyen duong sat di ngang vuon thanh long binh thuan
Tuyến đường sắt đi qua vườn thanh long Bình Thuận

Giao thông vận tải Biển

Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Hiện tại, cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào. Cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn.

  • Bến cảng Phú Quý
  • Bến cảng quốc tế Vĩnh Tân
  • Bến cảng Phan Thiết
  • Bến cảng Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
  • Bến cảng Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4
  • Bến cảng Nhà máy Nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1

Đường Hàng Không – tiến độ mới nhất của sân bay Phan Thiết

phoi canh san bay phan thiet binh thuan
Để phục vụ nhu cầu đi lại, nhất là đối với khách du lịch, nhà đầu tư ngày càng nhiều, tỉnh Bình Thuận hiện đang triển khai thi công cảng hàng không Phan Thiết với tổng mức vốn đầu tư là 11.833 tỷ đồng tại xã Thiện Nghiệp, thành phố Phan Thiết.

Đây là sân bay lưỡng dụng, trong đó hạng mục hàng không dân dụng được đầu tư theo hình thức BOT, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3.833 tỉ đồng. Còn hạng mục phục vụ khu quân sự với mức đầu tư dự kiến khoảng 8.000 tỉ đồng, do Quân chủng Phòng không không quân (Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư.

Tổng diện tích đất xây dựng sân bay Phan Thiết là 542 ha, trong đó đất quân sự 150 ha, đất dân dụng 145 ha, đất dùng chung 247 ha. Sân bay Phan Thiết được Thủ tướng phê duyệt là cấp độ 4E với đường cất hạ cánh là 3.050m, mặt đường lăn rộng 23m, dải lăn rộng 43,5m, đáp ứng các tiêu chuẩn của ICAO. Sân đỗ máy bay cũng được mở rộng gồm 2 máy bay code E, và 4 máy bay code C. Nhà ga hành khách sân bay Phan Thiết được mở rộng từ 5.000 m2 lên 19.200 m2, để đạt công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN ĐẤT ĐAI 

HOTLINE 24/7: 0983 888 381

Cơ hội nào cho du lịch Bình Thuận cất cánh

Qua các thông tin trên có thể thấy, Bình Thuận cũng là 1 trong những tỉnh thành có điều kiện tự nhiên rất hoàn hảo và đặc sắc cho việc phát triển du lịch. Không hề thua kém các thủ phủ du lịch như Sapa, Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Cam Ranh,Phú Quốc,..

  • Bình Thuận có 192Km đường bờ biển, gấp 5 lần Đà Nẵng và Phú Quốc.
  • Bình Thuận đã hình thành 1 thủ phủ resort từ rất lâu đời, không cần phải quảng cáo hay tạo nhiều nhận diện.
  • Đặc sắc nhất là Bình Thuận có đa sắc màu những Điều kiện tự nhiên độc đáo : sở hữu Bãi Biển vô cùng đẹp, với vị trí hiện tại Bình Thuận được xếp vào danh sách 1 trong những bãi biển đón hoàng hôn và bình minh đẹp nhất cả nước. Ngoài biển ra, Bình Thuận còn có những địa hình độc đáo khác mà những nơi khác không có: Sa mạc đồi, Suối nhiệt đới,…

Ngoài ra, còn có 1 điều đáng lưu ý cho những ngành nghề phát du lịch chính là thời tiết. Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc …đều có những tháng Mưa bão kéo dài vào từng thời điểm mỗi năm, đều này sẽ khiến Hiệu suất khai thác du lịch không được trọn vẹn. Tuy nhiên, đối với Bình Thuận, là tỉnh năm trong vùng gió mùa nhiệt đới cận xích đạo, là 1 trong 3 tỉnh thành có lượng mưa ít nhất cả nhất và là tỉnh không có mùa đông. Điều này giúp Bình Thuận có thể sẵn sàng khai thác tiếp đón khách du lịch QUANH NĂM.

Bãi biển đẹp của tỉnh bình thuận
Đường bờ biển dài 192km của Bình Thuận, gấp 5 lần Phú Quốc và Đà Nẵng

Điểm mạnh của thị trường bất dộng sản Bình Thuận là có tất cả những điều kiện tự nhiên, khi hậu, và lịch sử hậu thuẫn, thế nhưng tại sạo đến nay lại bị đi sau bước chậm hơn những nơi khác. Đó chính là HẠ TẦNG, Bình Thuận chưa có 1 tuyến Cao Tốc nào kết nối, Chưa có 1 Sân bay nào đón khách trực tiếp từ xa đến.

  • Khách trong nước , du lich Phan Thiết chỉ đón khách thông qua đường bộ nên chỉ thu hút phần lớn khách các tỉnh lân cận, và khách từ HCM đến vào những dịp lễ dài ngày ( vì nếu đi cuối tuần di chuyển từ HCM đến Phan Thiết mất 4-6 tiếng hết 1/2 ngày đi và 1/2 ngày về nên đối với những dịp nghỉ ngắn ngày Phan Thiết không phải là sự lựa chọn ưu tiên )
  • Khách các tỉnh thành miền Bắc muốn đi du lịch Phan Thiết thì phải Di chuyển 2 tuyến : đầu tiên Bay từ Bắc vào sân bay HCM hoặc Cam Ranh, sau đó di chuyển đường bộ đến Phan Thiết, nên sự bất tiện này cũng hạn chế quyết định của khách tại Phan Thiết.
  • Đối với khách Quốc Tế, tương tự 1 lộ trình du lịch của khách sẽ ưu tiên những điểm đến dễ tiếp cận nhất. Nếu không có sân bay thì cũng sẽ không tối ưu sự lựa chọn.

Vì vậy, nếu quy chiếu những yếu tố cộng hưởng ( Chủ trương của nhà nước + Điều kiện tự nhiên ) . Thì khi Hạ Tầng hoàn thiện sẽ là 1 mảng ghép hoàn hảo để giúp Bình Thuận tăng tốc đột phá.

Theo quy hoạch du lịch Bình Thuận, mục tiêu đến 2025, tỉnh thu hút 11 triệu lượt khách đến tham quan, trong đó khách quốc tế chiếm1,1-1,32 triệu, doanh thu 35.000 tỷ đồng.

Một số khu du lịch nổi tiếng và độc đáo của tỉnh Bình Thuận như: Khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né gắn với sản phẩm nghỉ dưỡng biển, thể thao biển; khu du lịch Tiến Thành – Hàm Thuận Nam gắn với du lịch trải nghiệm các thắng cảnh thiên nhiên hoang sơ; Tuy Phong, La Gi có khu du lịch cộng đồng gắn với du lịch tâm linh kết hợp tham quan và dã ngoại… Mới đây nhất, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Bình Thuận cũng đã tổ chức khảo sát các tuyến du lịch mới tại Bàu Trắng, huyện Bắc Bình, nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá cũng như kết nối tour, tuyến và xây dựng các sản phẩm du lịch cho Bình Thuận.

bai bien co thach tinh binh thuan
Bãi đá 7 màu tại biển Cổ Thạch Bình Thuận

Danh làm thắng cảnh hấp dẫn hiện nay như:

  • Lầu Ông Hoàng (Phan Thiết)
  • Đồi Dương – Thương Chánh (Phan Thiết)
  • Mũi Né (Phan Thiết)
  • Mũi Kê Gà (Hàm Thuận Nam)
  • Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam)
  • Bàu Trắng (Bắc Bình)
  • Chùa Cổ Thạch (Tuy Phong)
  • Chùa Linh Sơn Cổ Tự (Tuy Phong)
  • Hồ Hàm Thuận – Đa Mi (Hàm Thuận Bắc)
  • Hồ Sông Quao (Hàm Thuận Bắc)
  • Đồi Dương (Phan Thiết)
  • Thác bà (Tánh Linh)
  • Núi Cao Cát (Phú Quý)
  • Hòn Tranh (Phú Quý)
  • Bãi Nhỏ (Phú Quý)
  • Vịnh Triều Dương (Phú Quý)

Di tích lịch sử – Văn hóa:

  • Trường Dục Thanh (Phan Thiết)
  • Mộ cụ Nguyễn Thông (Phan Thiết)
  • Tháp Po Sah Inư (Phan Thiết)
  • Vạn Thủy Tú (Phan Thiết)
  • Đình làng Đức Nghĩa (Phan Thiết)
  • Hải đăng Kê Gà (Hàm Thuận Nam)
  • Dinh Thầy Thím (Hàm Tân)
  • Chùa Linh Quang (Phú Quý)
  • Vạn An Thạnh (Phú Quý)

Các câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về tỉnh Bình Thuận

❖ Tỉnh Bình Thuận có bao nhiêu huyện, xã?

Bình Thuận hiện tại có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Trong đó có tới 127 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 12 thị trấn, 19 phường và 96 xã.

❖ Du lịch của tỉnh Bình Thuận có những gì?

Một số khu du lịch nổi tiếng và độc đáo của tỉnh Bình Thuận như: Khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né gắn với sản phẩm nghỉ dưỡng biển, thể thao biển; khu du lịch Tiến Thành – Hàm Thuận Nam gắn với du lịch trải nghiệm các thắng cảnh thiên nhiên hoang sơ; Tuy Phong, La Gi có khu du lịch cộng đồng gắn với du lịch tâm linh kết hợp tham quan và dã ngoại…

❖ Sân bay Phan Thiết – Bình Thuận khi nào xong?

Sân bay Phan Thiết có quy mô 542 ha, đạt công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm, dự kiến xong và đi vào hoạt động trong năm 2023.