Thuế được xem như một khoản chi phí mà mọi doanh nghiệp kinh doanh đều phải đóng cho nhà nước. Vậy trên thực tế thuế là gì và quy định đóng thuế trong năm 2022 như thế nào đối với các ngành nghề kinh doanh? Hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.
1. Thuế là gì?
Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung. Ngoài ra, Thuế cũng được hiểu như một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc thuế áp dụng cho người nộp thuế phải trả cho một tổ chức chính phủ nhằm tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau.
Thuế được xem là một quỹ chung dùng để đem đến lợi ích cho tất cả mọi người nhằm thực hiện chi tiêu cho các công việc cần thiết. Thuế đã trở thành công cụ không thể thiếu dù ở bất kỳ xã hội nào.
- Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị cũng như thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
- Thuế sẽ phụ thuộc vào thực trạng của nền kinh tế như GDP, chỉ số giá tiêu dùng, giá sản xuất, thu thập, lãi suất,…
- Thuế được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp.
2. Phân loại thuế
Tùy vào từng tiêu thức mà người ta có thể phân thuế thành nhiều loại để dễ dàng quản lý:
2.1 Phân loại theo hình thức thu
- Thuế trực thu: Đây là loại thuế thu trực tiếp vào các khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế chuyển nhượng quyền sở hữu.
- Thuế gián thu: Đây là loại thuế do các nhà sản xuất, thương nhân cũng như người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng thuế vào giá bán, khi này người tiêu dùng sẽ là người chi trả. Đó là thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế xuất nhập khẩu.
Thuế trực thu được đánh giá là công bằng hơn thuế gián thu bởi phần thuế này được tính dựa trực tiếp trên khả năng của từng đối tượng, có tính phân loại đối tượng nộp theo quy định. Đồng thời cũng là nguồn thu chính tại các quốc gia phát triển, ít tác động đến giá cả thị trường.
Tuy nhiên, thuế trực thu cũng có nhược điểm là hạn chế sự cố gắng thu nhập của từng đối tượng cụ thể vì thu nhập và lợi nhuận càng cao thì sẽ phải nộp thuế càng nhiều. Cùng với đó, thuế trực thu do người có thu nhập bắt buộc phải trả trực tiếp nên có thể gây nên gánh nặng, áp lực. Đôi khi điều này cũng gây nên tình trạng từ chối nộp thuế hoặc trốn thuế. Việc tổ chức thu thuế trực thu cũng phức tạp và chi phí cao hơn so với thuế gián thu.
Trong khi đó, thuế gián thu là loại thuế được đánh trực tiếp lên hàng hóa, dịch vụ nên ảnh hưởng đến giá cả thị trường và hoạt động kinh doanh. Thuế gián thu cũng giúp giảm nhẹ áp lực nộp thuế cho người có thu nhập.
Việc thu thuế, quản lý thuế gián thu cũng đơn giản hơn nhiều so với thuế trực thu do cơ quan thuế quản lý và chịu trách nhiệm. Số thuế phải nộp sẽ căn cứ vào sản phẩm, hàng hóa kinh doanh.
2.2 Phân loại theo tính chất hành chính
- Thuế nhà nước: Nộp vào ngân sách trung ương
- Thuế địa phương: Nộp vào ngân sách chính quyền địa phương
Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia và dựa vào cách tổ chức quản lý thu, cấp ngân sách thụ hưởng.
2.3 Phân loại theo tính chất kinh tế
- Dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế: Thuế được chia thành thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, thuế đánh vào tài sản và thuế đánh vào doanh nghiệp.
- Dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí, lệ phí khác, tiền thuê đất, thuế đánh vào hộ gia đình, thuế đánh vào sản phẩm.
- Dựa theo lĩnh vực, thuế được phân chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế: Thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vào bất động sản.
3. Quy định nộp thuế mới nhất năm 2022 chủ kinh doanh cần nhớ
Thuế môn bài
Căn cứ nghị định 139/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2017, Thuế môn bài của hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng, cá nhân kinh doanh được tính dựa trên doanh thu bình quân năm.
Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài:
- Hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu trở xuống
- Hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính
- Hộ gia đình sản xuất muối
- Hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá
- Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất kinh doanh đối với: Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Mức thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân hộ kinh doanh phải nộp
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ cũng như nộp hồ sơ thuế đúng hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
- Hộ kinh doanh, cá nhân có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không cần nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT, thuế TNCN.
- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu năm dương lịch trên 100 triệu đồng phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN căn cứ theo quy định tại thông tư 92/2015/TT-BTC.
- Mức thuế GTGT được tính như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
-
- Mức thuế TNCN được tính như sau:
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
- Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
- Các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền;
- Các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định;
- Các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN);
- Doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
- Tỷ lệ tính thuế theo doanh thu áp dụng theo ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh. Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh được quy định như sau:
Sapo hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp chủ kinh doanh nắm được những yếu tố quan trọng về Thuế là gì cũng như những quy định mới nhất về thuế năm 2022.
Xem thêm: Thủ tục và điều kiện hoàn thuế GTGT đầy đủ nhất