Với sự phát triển mạnh của thương mại điện tử, nhu cầu thiết kế website bán hàng thực phẩm sạch của các cửa hàng, doanh nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến để nâng cao sức cạnh tranh, tranh giành thị phần. Vậy làm cách nào để website của bạn tạo được ấn tượng với người tiêu dùng?
Thiết kế web thực phẩm sạch – tạo dựng lòng tin nơi người tiêu dùng
Nở rộ hoạt động kinh doanh thực phẩm sạch
Hiện nay thực phẩm “bẩn” đang trở thành nỗi lo của nhiều gia đình. Những thông tin liên tiếp được đăng tải về thực phẩm nhiễm khuẩn, không đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm gây tâm lý hoang mang, lo sợ tới người tiêu dùng, vì vậy mà nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch tăng cao. Nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng, nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên nhìn chung các cửa hàng này thường chỉ hoạt động trong một phạm vi nhỏ, chạy theo “thời vụ” và không có chiến lược xây dựng thương hiệu lâu dài. Nhiều gia đình muốn tìm mua thực phẩm sạch nhưng đành “bất lực” vì không biết địa chỉ hay thông tin giá cả sản phẩm.
Kinh doanh thực phẩm sạch đang trở nên phổ biến
Vì vậy xu hướng kinh doanh thực phẩm sạch online cũng dần hình thành. Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể về số lượng nhưng chỉ cần gõ cụm từ khóa “cửa hàng rau sạch tại Hà Nội” và 1 cú click chuột, bạn sẽ nhận được gần 1 triệu kết quả liên quan, cung cấp hàng nghìn thông tin về địa chỉ các cửa hàng kinh doanh rau sạch online.
Kinh doanh online – thực phẩm sạch liệu có sạch?
Đây là câu hỏi của nhiều khách hàng khi tìm kiếm thông tin trên mạng về thực phẩm sạch. Lợi dụng khó khăn trong quản lý, các website lừa đảo “mọc lên như nấm” để móc túi khách hàng, thậm chí khai thác thông tin cá nhân của họ. Bài học từ việc sử dụng sản phẩm “rao bán” tràn lan trên mạng khiến nhiều người băn khoăn, đắn đo trong việc lựa chọn những địa chỉ uy tín.
Trong bối cảnh ấy, cửa hàng thực phẩm sạch chân chính đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh, khẳng định mình và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Vậy làm cách nào để xây dựng được lòng tin nơi người tiêu dùng vào website? Hiểu rõ trở ngại của doanh nghiệp cũng như nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của người truy cập mạng nhờ kinh nghiệm phục vụ trên 20.000 khách hàng là các chủ shop online (Tính đến 01/7/2017 là hơn 30.000 khách hàng), Bizweb chia sẻ những giải pháp giúp đỡ các doanh nghiệp thực phẩm trong vấn đề này.
Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin
Việc hiển thị những sản phẩm nổi bật ngay trên trang chủ với các thiết kế bắt mắt cùng những nội dung hấp dẫn, quan trọng ngay trên slide show sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm các thông tin hữu ích. Cách bố trí các danh mục một cách thông minh, hợp lý, công cụ tìm kiếm thuận tiện sẽ giúp khách hàng nhanh chóng tìm được sản phẩm mong muốn. Trang chi tiết về sản phẩm cần hiển thị đầy đủ các thông tin như giá cả, nguồn gốc thực phẩm, công dụng, cách thức giao hàng,… sẽ giúp khách hàng của bạn yên tâm khi lựa chọn sản phẩm.
Ngoài ra, theo công bố của hãng tiếp thị Internet BrightLocal tháng 8/2014, 72% người tiêu dùng nói rằng các nhận xét, đánh giá tích cực của những khách hàng trước đó giúp họ tin tưởng doanh nghiệp nhiều hơn. Vì vậy, bạn cũng đừng quên bổ sung những nhận xét của khách hàng cũ trên chính các trang sản phẩm của mình nhé.
Kết nối doanh nghiệp với khách hàng
Ai cũng thích được lắng nghe. Khách hàng của bạn cũng vậy. Họ thích được đặt những câu hỏi và nhận được câu trả lời tận tình từ bạn. Họ đánh giá cao những cửa hàng, doanh nghiệp chịu bỏ thời gian, công sức để tạo sự giao tiếp với khách hàng của mình.
Thấu hiểu khách hàng, các trang web được thiết kế bởi Bizweb luôn hỗ trợ các tính năng tương tác với khách hàng trực tuyến như live chat, chat yahoo, skype, hay liên hệ qua mail,… để kịp thời giải đáp thắc mắc của người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm trước trong sau khi sử dụng.
Cam kết bán hàng thuận tiện, nhanh chóng
Để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp cần đơn giản hóa thao tác, giúp khách hàng thuận tiện trong việc xác định vị trí hàng hóa mà họ cần mua cũng như các thủ tục mua bán. Website phải được tích hợp tính năng giỏ hàng và công cụ tìm kiếm để hỗ trợ quá trình mua sắm của người tiêu dùng, đồng thời giảm bớt các bước đặt hàng không thật sự cần thiết, loại bỏ những thao tác rườm rà, phức tạp như click chuột nhiều lần hay nhập nhiều loại dữ liệu.
Bên cạnh đó việc thanh toán của khách hàng cũng trở nên dễ dàng hơn nếu web của bạn cung cấp phương thức thanh toán đa dạng với đối tác uy tín. Đây là giải pháp khắc phục tình trạng bỏ giỏ hàng sau khi mua bởi khách hàng không tìm thấy phương thức thanh toán phù hợp.