Đáp ứng nhu cầu thị trường một cách nhanh chóng và đầy đủ, thị trường bán lẻ là điều cần thiết trong đời sống hàng ngày.
Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của xã hội, thị trường bán lẻ cũng chuyển mình theo từng bước tăng trưởng của đời sống xã hội. Song song với những nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng, nhiều cửa hàng mới mọc lên, nhiều sự thay đổi đến chóng mặt. Sự phát triển này càng mở ra nhiều con đường, hướng đi mới hơn cho thị trường bán lẻ. Và chúng ta nên khẳng định 1 điều, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn chưa bão hòa.
Thị trường bán lẻ Việt Nam – miếng mồi ngon cho nhà đầu tư nước ngoài
Theo thống kê mới nhất Việt Nam là thị trường bán lẻ có nhiều tiềm năng và cơ hội, nhất là trong đầu tư bán lẻ hiện đại. Tính đến cuối năm 2013 cả nước mới có 724 siêu thị và 132 trung tâm thương mại, cùng vài trăm cửa hàng tiện lợi, trong đó có 22 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đang kinh doanh. Các kênh bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 20% thị trường bán lẻ và dự kiến sẽ tăng lên 40% thời gian tới.
Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ tăng nhanh nhất về số lượng tầng lớp trung lưu, từ 12 triệu người vào năm 2012 lên 33 triệu người năm 2020. Còn theo báo cáo mới nhất về “Mức độ sôi động của các thị trường bán lẻ khu vực châu Á – Thái Bình Dương 2014” do CBRE công bố, Việt Nam đứng thứ hai trong số 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất châu Á.
Theo những con số này, Việt Nam nổi lên như một thị trường bán lẻ tiềm năng nhất khi các nhà bán lẻ quốc tế cho biết họ sẽ chọn Việt Nam làm thị trường đầu tư với tỷ lệ ngang bằng Hồng Kông và Singapore. Theo đó những dự án như Tập đoàn bán lẻ số 1 Hàn Quốc – Lotte – đặt mục tiêu 60 siêu thị tại Việt Nam vào năm 2020 và Aeon – ông lớn trong ngành bán lẻ Nhật Bản thông báo năm 2020 sẽ mở 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam. Hay việc Auchan (Pháp) – tập đoàn bán lẻ quốc tế sở hữu bởi gia đình Mulliez – kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực siêu thị và đại siêu thị, dự kiến đầu tư 500 triệu USD vào Việt Nam trong 10 năm tới. Sẽ không còn là điều quá xa lạ.
==> Thị trường bán lẻ Việt Nam: cơ hội cho các doanh nghiệp nội
Thị trường bán lẻ ngày càng phát triển hiện đại
Cùng với những con số béo bở từ phân tích thị trường, thị trường bán lẻ trong nước thực sự là cơ hội tốt trong kinh doanh. Tuy nhiên các nhà kinh doanh nên nhận định 1 cách rõ ràng sự phát triển của thị trường này để nắm rõ từng thay đổi nhỏ nhất cho công việc kinh doanh phát triển hợp xu thế.
==> Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cạnh tranh từ sự khác biệt
Bán lẻ chuyên biệt sẽ thay thế siêu thị tổng hợp
Hình thức bán lẻ chuyên biệt mang lại nhiều lợi ích cho cả 3 bên. Trong đó, khách hàng thuận tiện hơn trong việc lựa chọn và mua sắm: mỗi sản phẩm có nhiều thương hiệu, mẫu mã, tính năng để trải nghiệm và lựa chọn; nhà sản xuất dễ dàng thiết lập hệ thống phân phối của thị trường bán lẻ hiện đại thông qua chuỗi siêu thị và thương mại điện tử; nhà bán lẻ có chiến lược dài hạn hơn để đầu tư xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trong số 10 nhà bán lẻ Việt Nam lọt vào Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương 2012 do Tạp chí bán lẻ châu Á (Retail Asia) và Tập đoàn Nghiên cứu thị trường Euromonitor tổ chức, phần lớn thuộc mô hình bán lẻ chuyên biệt.
Tiêu dùng thông minh
Trong thị trường bán lẻ hiện nay, đã qua rồi giai đoạn các thương hiệu bán lẻ dễ dàng giành được những khách hàng về mình, do người tiêu dùng đang dần từ bỏ những tiêu chí mua sắm thông thường như trước kia và ngày càng thông minh hơn khi đưa ra những quyết định mua sắm.
Thị trường bán lẻ Việt còn nhiều khó khăn
Không thể phủ nhận sức hút từ thị trường bán lẻ hiện nay mang lại. Nhưng trên thực tế, với sức phát triển hiện nay, thị trường trong nước khó lòng đáp ứng kịp tốc độ phát triển. Bởi những khó khăn còn tồn tại:
Thứ nhất, đội ngũ nhân sự chưa đáp ứng được mong đợi của người tiêu dùng. Đây là 1 điểm yếu trong thị trường bán lẻ hiện nay. Kỹ năng thiếu, kinh nghiệm đều mang tính chất ngang sàn nhau và khó lòng đáp ứng sâu hơn nhu cầu tiêu dùng. Và theo thông thường, khách hàng luôn tự tìm những điều họ cần hơn là đi hỏi.
Thứ hai, các cửa hàng bỏ quên việc cung cấp các sản phẩm thay thế. Vì không hiểu người tiêu dùng câ gì, nên các cửa hàng mua một dòng sản phẩm về trưng bày, mà không có các phụ kiện đi cùng…
Đây là những tin tức có ích cho kế hoạch kinh doanh trên thị trường bán lẻ của bất cứ doanh nghiệp, hay cá nhân kinh doanh nào. Hy vọng bài viết cung cấp nhiều thông tin cần thiết cho bạn.
Có thể bạn cần biết:
Thị trường bán lẻ nội “thất tín” hay người tiêu dùng “bất tin”?
Bạn đã thực sự thấu hiểu thị trường bán lẻ chưa?
Thị trường bán lẻ – những bí quyết giữ chân khách hàng