Hiện nay thị trường bất động sản diễn ra ngày càng sôi động với nhiều loại hình đất và thủ tục khác nhau như mua bán, tặng cho, thừa kế…. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nhadatnew tìm hiểu khái niệm, quy định thủ tục tách thửa đất trồng cây lâu năm và những vấn đề liên quan nhé!
Tách thửa đất trồng cây lâu năm là gì?
Hẳn nhiều người có chung một thắc mắc rằng đất trồng cây lâu năm có tách thửa được không? Câu trả lời là có và việc tách thửa cần tuân thủ quy định của pháp luật.
Vậy tách thửa đất trồng cây lâu năm là gì? Tách thửa đất trồng cây lâu năm là thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất sau thủ tục chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp hoặc góp vốn.
Sau thủ tục tách thửa trồng cây lâu năm, từ một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ban đầu sẽ xuất hiện hai hay nhiều Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất khác.
Theo Điều 10 Luật đất đai, đất trồng cây lâu năm là một trong những loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, được sử dụng nhằm trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm gồm cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm, cây dược liệu lâu năm và các loại cây lâu năm khác. Ví dụ như chè, cà phê, cao su, cam, vải, hồi, quế…
Quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm
Điều kiện tách thửa đất trồng cây lâu năm
Nếu đang có nhu cầu thực hiện tách thửa đất trồng cây lâu năm theo đúng điều kiện Luật nhà đất 2014 cần đảm bảo một số điều kiện sau:
-
Đất trồng cây lâu năm phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
-
Đất tách thửa không thuộc diện tranh chấp hoặc đang bị khiếu nại và vẫn đang trong trong thời gian sử dụng.
-
Đất tách thửa không nằm trong diện có thông báo hay quyết định thu hồi đất từ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
-
Trong suốt quá trình sử dụng đất, người sở hữu đất không vi phạm các quy định về Luật Đất đai.
-
Đất không nằm trong các trường hợp không được tách thửa theo quy định khác của pháp luật.
-
Thửa đất nông nghiệp mới được hình thành do tách thửa. Thửa đất còn lại phải đảm bảo kích thước và diện tích không được nhỏ hơn diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của UBND tỉnh tại địa phương cư trú.
Bên cạnh diện tích tối thiểu quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm, đất tách thửa còn phải đảm bảo nhiều yếu tố về: chiều dài, chiều rộng, mặt tiền, chiều sâu mảnh đất; đất không gắn liền với nhà đang thuê; đất không nằm trong các dự án của Nhà nước quy hoạch;… và các quy định riêng do từng tỉnh địa phương quy định.
>>> Xem thêm: Tách thửa là gì? Quy định tách thửa mới nhất hiện nay
Diện tích tối thiểu tách thửa đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây lâu năm bao nhiêu mét vuông thì được tách thửa? Theo khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa của thửa đất được tách : Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp đối với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Điều này nghĩa là diện tích tối thiểu tách thửa đất trồng cây lâu năm được quy định bởi UBND cấp tỉnh nơi có đất sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Ngoài ra, căn cứ vào QĐ 38/2014/QĐ-UBND về trồng cây lâu năm, diện tích tách thửa đất trồng cây lâu năm đối với từng loại đất nông nghiệp khác nhau thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
-
Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách thửa đối với đất rừng sản xuất bằng hoặc lớn hơn 1.000 m2/thửa.
-
Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách thửa đối với đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản bằng hoặc lớn hơn 150m2/thửa.
Như vậy, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 150m2. Nắm chắc về quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm sẽ giúp chúng ta xác định được đất mình cần tách thửa có đủ điều kiện theo quy định và diện tích hay không.
Thủ tục tách thửa đất trồng cây lâu năm
Về cơ bản, thủ tục tách thửa đất trồng cây lâu năm cũng tương tự với thủ tục tách thửa đất thông thường, bao gồm 4 bước cơ bản sau đây:
-
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin tách thửa đất trồng cây lâu năm. Hồ sơ cơ bản cần một số loại giấy tờ sau: Đơn xin tách thửa đất (có thể viết tay hoặc làm theo mẫu sẵn), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cà các tài sản gắn liền với đất.
-
Bước 2: Nộp hồ sơ tách thửa đất trồng cây lâu năm theo quy định của pháp luật.
-
Bước 3: Văn phòng nơi người dân nộp hồ sơ sẽ tiến hành xử lý hồ sơ tách thửa đất.
-
Bước 4: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính khi nộp hồ sơ đề nghị tách thửa đất.
-
Bước 5: Người đề nghị nhận kết quả tách thửa đất trồng cây lâu năm tại văn phòng Đăng ký đất đai hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.
Phí tách thửa đất trồng cây lâu năm
Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định, việc tách thửa giữa vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ thì được miễn thuế thu nhập cá nhân, tuy nhiên phải nộp phí trước bạ.
Mức phí trước bạ được tính bằng 0,5% giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng tách thửa.
Thời gian thực hiện tách sổ đất trồng cây lâu năm mất bao lâu?
Thời gian giải quyết thủ tục tách thửa đất trồng cây lâu năm là không quá 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, và không quá 25 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ đối với các xã miền núi hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Thẩm quyền tách thửa đất trồng cây lâu năm thuộc về ai?
Thẩm quyền tách thửa đất trồng cây lâu năm thuộc về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là : Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy là bài viết trên đây của bất động sản Nhadatnew chia sẻ đầy đủ và chi tiết quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm. Dựa vào đây bạn có thể đối chiếu với tình trạng đất đai của mình để nhanh chóng giải quyết.
Chúc các bạn thành công!
Quỳnh Thư