Phát mại tài sản là gì? Phương thức và những điều cần biết

Phát mãi tài sản là gì?

Phát mãi là hình thức mà các bên cho vay vốn như ngân hàng công bố và bán đấu giá tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật để thanh toán nợ xấu. Theo quy định tại Điều 303 của Bộ Luật Dân sự 2015, hành vi phát mãi được phép thực thi trong trường hợp bên vay thế chấp tài sản vi phạm nghĩa vụ hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thế chấp tài sản. Tài sản phát mãi của ngân hàng có thể là bất động sản hoặc động sản.

 Phát mãi là hình thức bán tài sản thế chấp

Phát mãi là hình thức bán tài sản thế chấp

Theo đó, ngân hàng hoặc các đơn vị cho vay phải thực hiện phát mãi tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ thanh toán khoản vay theo hợp đồng không thực hiện thanh hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đã đến hạn hoặc mất khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Ví dụ một doanh nghiệp phá sản thì bắt buộc phải rao bán tài sản của doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng.

Khi nào ngân hàng phát mãi tài sản thế chấp?

Ngân hàng sẽ phát mãi tài sản thế chấp khi bên thế chấp tài sản vi phạm nghĩa vụ, không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thế chấp tài sản. Nếu giữa bên vay và bên cho vay có thỏa thuận về cách xử lý tài sản thế chấp thì theo đó mà thực hiện.

Trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận về hình thức xử lý thì tài sản sẽ được bán đấu giá trừ những trường hợp có quy định khác về luật pháp.

Ngân hàng phát mãi tài sản khi bên vay không thanh toán khoản vay

Ngân hàng phát mãi tài sản khi bên vay không thanh toán khoản vay

Khi không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc vi phạm nghĩa vụ thì người thế chấp hoàn toàn mất quyền định đoạt tài sản.

>>> Có thể bạn muốn biết: Định nghĩa về thế chấp tài sản

Trường hợp nào Ngân hàng được quyền phát mãi tài sản thế chấp

Phía Ngân hàng được quyền phát mãi tài sản thế chấp khi phía khách hàng bị nợ xấu, nghĩa là khoản nợ đã quá hạn từ 91 ngày trở đi hoặc khách hàng không còn đủ khả năng thanh toán. Khi đó, ngân hàng sẽ tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm của bên vay theo quy trình của pháp luật.

Ngân hàng được quyền phát mãi tài sản khi khách hàng có nợ xấu

Ngân hàng được quyền phát mãi tài sản khi khách hàng có nợ xấu

Tài sản thế chấp sau khi được thu giữ sẽ được công khai thông tin trên trang thông tin điện tử và thông báo đến những đối tượng sau:

  • UBND cấp xã và cơ quan công an tại nơi có tài sản đảm bảo.
  • Bên vay thế chấp theo địa chỉ được ghi trong hợp đồng hoặc bên vay thế chấp đến nhận quyết định.

Tuy nhiên, việc chuyển giao tài sản thế chấp để phát mãi cần có sự đồng thuận của bên vay thế chấp. Vì vậy, một số ngân hàng thương mại chọn khởi kiện để tòa án giải quyết tranh chấp thay vì yêu cầu bàn giao tài sản để đảm bảo an toàn pháp lý.

Quy trình và thủ tục tài sản phát mãi của ngân hàng

Quy trình phát mãi tài sản là gì và bao gồm bao nhiêu bước? Dưới đây là quy trình phát mãi tài sản thông thường của ngân hàng:

Bước 1: Thông báo về việc tiến hành xử lý phát mại tài sản

Điều 300 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về việc thông báo tiến hành xử lý tài sản thế chấp như sau:

  • Trước khi tiến hành xử lý tài sản thế chấp, phía ngân hàng phải thông báo bằng văn bản đến khách hàng và các bên có liên quan khác. Đối với tài sản thế chấp có nguy cơ hư hỏng dẫn đến giảm sút về giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì ngân hàng có quyền xử lý ngay và thông báo đến các bên về việc này.
  • Trong trường hợp ngân hàng không thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp đồng thời gây thiệt hại cho tài sản thì phải chịu bồi thường theo quy định.

Bước 2: Thực hiện định giá tài sản phát mãi

Điều 306 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về trình tự định giá tài sản thế chấp như sau:

  • Ngân hàng và bên vay có quyền thỏa thuận về giá trị của tài sản thế chấp hoặc định giá thông qua tổ chức định giá nếu không có thỏa thuận.
  • Thực hiện định giá tài sản phải dựa trên yếu tố khách quan và phải phù hợp với giá thị trường.
  • Các tổ chức định giá phải chấp nhận bồi thường thiệt hại nếu có hành vi định giá trái phép, gây thiệt hại cho ngân hàng và bên vay thế chấp.

Bước 3: Phát mãi tài sản thế chấp

Điều 304 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định quy trình bán tài sản thế chấp, cầm cố phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 4: Thanh toán số tiền từ tài sản phát mãi 

Điều 307 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về việc thanh toán số tiền từ phát mãi tài sản như sau:

  • Số tiền có được từ phát mãi tài sản sau khi đã thanh toán các chi phí như phí bảo quản, thu giữ và xử lý thì sẽ được thanh toán tiếp theo thứ tự được quy định tại điều 308 của Bộ luật này.
  • Trong trường hợp số tiền có được từ phát mãi tài sản sau khi thanh toán các khoản phí trên vẫn lớn hơn giá trị khoản vay thì phần chênh lệch giữa được trả về cho bên vay.
  • Trường hợp số tiền có được từ phát mãi tài sản sau khi thanh toán nhỏ hơn giá trị khoản vay thì phần chênh lệch được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp bên vay bổ sung tài sản thế chấp. Khi đó, phía ngân hàng có quyền yêu cầu bên vay thanh toán phần còn lại.

Ngân hàng được quyền phát mãi tài sản khi khách hàng có nợ xấu

Phát mãi tài sản phải được thực hiện đúng quy trình

Bước 5: Tiến hành chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản cho người mua sau khi phát mãi

Việc chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản phải được chủ sở hữu đồng ý bằng văn bản. Hợp đồng thế chấp tài sản sẽ thay thế hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu và người mua mới. Các thủ tục chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản cũng như cấp giấy chứng nhận đều phải được tiến hành theo quy định của pháp luật.

>>> Tìm hiểu thêm: Có nên mua đất đấu giá không?

Các phương thức phát mãi tài sản theo quy định hiện nay

Các phương thức phát mãi tài sản theo quy định tại Điều 303 của Bộ Luật Dân sự 2015 gồm có:

  • Bán đấu giá tài sản thế chấp: Là hình thức bán tài sản thế chấp thông qua việc trả giá công khai giữa nhiều người mua và người trả giá cao nhất sẽ được quyền mua tài sản.
  • Ngân hàng hoặc đơn vị cho vay tự bán tài sản thế chấp: Nếu có thỏa thuận trong hợp đồng thì phía nhận bảo đảm có thể tự bán tài sản thế chấp.
  • Ngân hàng hoặc đơn vị cho vay nhận chính tài sản thế chấp thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ cho người vay: Thông thường nếu giá trị tài sản bảo đảm bằng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì hai bên có thể thỏa thuận để bên cho vay nhận chính tài sản đó. Trong trường hợp khoản vay lớn hơn giá trị tài sản bảo đảm thì phía cho vay phải thanh toán lại cho bên vay.
  • Phương thức phát mãi khác: Nếu hai bên thỏa thuận cách xử lý tài sản thế chấp khác với những phương án trên thì cứ theo đó mà xử lý. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản thế chấp sẽ được phát mãi bằng hình thức đấu giá.

Nếu không có thỏa thuận thì tài sản phát mãi theo hình thức đấu giá

Nếu không có thỏa thuận thì tài sản phát mãi theo hình thức đấu giá

Bài viết trên đã lý giải phát mãi là gì và quy trình phát mãi tài sản được thực hiện ra sao. Hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về luật pháp khi thực hiện vay vốn tại ngân hàng. Để cập nhật những thông tin hãy khác, bạn hãy thường xuyên truy cập vào website UNLOCK DREAM HOME nhé!

>>> Xem thêm: Ân hạn nợ gốc là gì?