Làm giàu không khó, đó chỉ câu nói nhằm động viên mọi người làm giàu mà thôi. Thực chất làm giàu ko dễ chút nào cả, nếu không nói là phải chịu muôn vàn đắng cay, khổ cực trước khi muốn đặt chân lên thảm đỏ của vinh quang.
Cơ hội tăng tốc doanh thu nhờ bán cho 30 triệu khách hàng tiềm năng trên Lazada, quản lý bán hàng tập trung ngay tại Sapo
Xem ngay
Sinh viên khởi nghiệp khi mới ra trường rất dễ thất bại
1. Sinh viên có nên khởi nghiệp khi mới ra trường?
Khát khao làm giàu, khát khao được thành đạt là một điều đáng mừng trong giới trẻ ngày nay, nhưng chỉ đam mê thôi thì chưa đủ, bạn cần phải có một cái đầu biết nghĩ, phải có cái tâm và sự kiên cường. Muốn có cái đầu biết vận động chẳng có cách nào khác là phải học.
Những doanh nhân vĩ đại như Bill Gates, Richard Branson, hay Mark Zuckerberg không phải là những “học trò dốt”, họ không đi học bởi đã có sự lựa chọn của riêng mình – họ có sẵn tố chất và tầm nhìn, những thứ mà kiến thức nhà trường không thể đáp ứng được cho họ. Tuy nhiên, nhiều người lại nảy sinh tư tưởng: “Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công”, nhưng nếu không phải là Bill Gates thì đừng mong đổi đời nếu không có học hành
Xuất phát điểm có thể là khác nhau, nhưng mong muốn cuối cùng của tất cả đều là chạm được cái đích cần đến. Nếu không sở hữu trí tuệ thiên bẩm như họ, bạn đừng cố gồng mình vào “vai diễn” quá sức này để rồi phải tạo ra một cái kết thảm bại cho cuộc đời. Vì vậy, học hành chăm chỉ và trau dồi về lượng là xuất phát điểm đầu tiên mà chúng ta nên làm.
Các bạn sinh viên khởi nghiệp ngày nay rất hứng thú làm giàu, trên các diễn đàn khởi nghiệp hay những buồi trà chanh vỉa hè luôn là nơi để các bạn trao đổi, và chia sẻ những ấp ủ của bản thân. Một số bạn mải miết kinh doanh, quên mất cả nhiệm vụ chính của mình là học, thậm chí có bạn sẵn sàng bỏ họ để chạy theo đam mê làm giàu với tư tưởng bản thân sắp được đổi đời nhanh chóng.
Ngay cả khi đang tạo ra lợi nhuận thì đó cũng chỉ là xuất phát điểm ban đầu của một cuộc chạy đua marathon đường dài mà thôi, không có gì là cơ sở chứng minh bạn đang có một nền móng vững chắc cả. Thị trường kinh tế luôn biến động từng giờ, ngay cả những tập đoàn nổi danh nhất nhì cũng có thể bị phá sản ngay lập tức bởi sự biến động đó, vậy một Start up nhỏ nhoi của bạn có gì để đảm bảo sự bền vững và phát triển sau này?
Vì vậy, chỉ có học mới giúp con người ta mở mang tầm nhìn, tư duy sâu rộng để chèo lái con thuyền sự nghiệp vượt qua cơn sóng gió nguy nan. Quãng đời sinh viên là lúc chúng ta cần phải trau dồi kiến thức nền móng, kiến thức xã hội để bổ sung cho lượng. Khi lượng đã đủ tầm tự nhiên sẽ sinh ra chất mới, và đó là lúc tới tầm để bạn khởi nghiệp kinh doanh cho mình.
Khi học đại học/cao đẳng nền giáo sẽ đạo tạo cho bạn các kỹ năng chuyên môn giúp bạn có một cái nghề để mưu sinh trong cuộc sống, nhưng cái nghề này sẽ chưa thể dùng ngày được. Bằng cấp thời nay không còn giá trị quá lớn như trước, nó chỉ là một điều kiện cần, giống như một loại giấy chứng nhận bạn đã qua đào tạo cơ bản. Nếu muốn được tuyển dụng thì phải có kinh nghiệm thực tế, có năng lực làm việc thực sự. Đây là một thứ cực kỳ thiếu của các sinh viên ra trường hiện nay và hầu như đều không đáp ứng được đòi hỏi của doanh nghiệp.
Kinh nghiệm lấy ở đâu ra? Nhiều bạn nghĩ là đi làm thêm kiểu như làm quán cơm, làm giúp việc, hay một công việc phụ trợ nào đó là sẽ có kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, đấy không phải là kinh nghiệm mà những doanh nghiệp lớn họ cần, bởi những mối quan hệ mà bạn tiếp cận được quá hạn hẹp, không đủ để phát triển những kỹ năng bạn cần.
Khi ở trường, hay năng nổ tham gia các phong trào, hoạt động đoàn sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều hơn và có thêm nhiều kỹ năng hơn. Khi tuyển dụng, doanh nghiệp thường đánh giá rất cao về những khả năng này của bạn. Vào những đợt làm đề tài thực tập cơ sở, hay đồ án tốt nghiệp đại học hãy tham gia thực tập tại các doanh nghiệp trẻ, có môi trường năng động, sáng tạo, bạn sẽ vỡ lẽ thêm được nhiều điều mới mẻ thực tiễn mà trong sách vở không bao giờ có.
Khi ra trường, dù đã có tấm bằng, có kinh nghiệm cũng đừng nóng vội khởi nghiệp luôn. Hãy dành một vài năm “lăn lộn” trong các doanh nghiệp để tích lũy thêm kinh nghiệm, đam mê và ý chí sắt đá cho bản thân. Xét về tuổi tác, người ta đã xác định rằng những start-up thành công nhất được tạo ra bởi những người có độ tuổi trung bình là 28 tuổi rưỡi. Bởi vậy, bạn không cần quá lo lắng rằng mình sẽ qua mất cái tuổi đầy nhiệt huyết và năng lượng.
2. Top 10 bài học kinh doanh “kinh điển” từ Bill Gates không thể bỏ qua
2.1. Sự may mắn
Gates là một người rất thông minh, nhưng ông luôn cho rằng mình đã được hưởng lợi từ sự may mắn trong suốt cuộc đời mình. Từ năm 1968, khi còn là học sinh lớp 8 tại một trường trung học tư nhân (tên là Lakeside) ở Seattle, Bill Gates đã được tiếp xúc với máy tính khi nhà trường quyết định đầu tư 3000 USD để trang bị. Cho đến năm 13 tuổi, Bill gia nhập câu lạc bộ máy tính và đã ngay lập tức được nhận. Kể từ đó, ông cùng với một số ít các sinh viên khác dành hàng giờ của mình trên máy tính, tìm tòi các chương trình, cứ thế là thử, sai rồi sửa chữa. Có thể nói, đó là sự khởi đầu đầy thuận lợi của cuộc hành trình đưa người đàn ông này bước đến vinh quang.
Tại sao đó lại là sự may mắn? Bởi lẽ trong những năm 1960, rất ít các trường trung học có thể được trang bị một phòng thực hành máy tính, đồng thời không phải bất cứ một đứa trẻ 13 tuổi nào vào thời kỳ đó cũng có cơ hội được tiếp xúc sâu với máy tính. Nếu trường trung học Lakeside không đầu tư phòng thực hành, có lẽ Bill Gates đã không bao giờ phát hiện ra tình yêu đối với lập trình máy tính và ông sẽ không bao giờ bắt đầu khởi nghiệp với Microsoft.
2.2. Chăm chỉ và nắm bắt được may mắn
Như đã nói ở trên, một phần làm nên thành công của Gates là do sự may mắn, nhưng điều đó sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu như ông không biết tận dụng nó và chăm chỉ học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, phát triển đam mê. Thậm chí là ông đã dành hàng ngàn giờ lao động tập trung, điều đó khiến cho Gates thuộc vào loại thiên tài máy tính, một yếu tố giúp ông có thể bắt đầu một công ty phần mềm thành công.
Có thể bạn không nhận ra nhưng mỗi ngày, chúng ta đều đang nhận được sự may mắn hơn nhiều người khác. Nếu không có khả năng, không biết chớp lấy thời cơ và tận dụng các mối quan hệ thì sự may mắn đó cũng không thể đủ sức nâng bạn vươn tới thành công.
2.3. Cố làm nhiều hơn những gì bạn có thể
Một bước ngoặt lớn của Microsoft đã đến khi Bill Gates có một lời nói dối. Ông đã kêu gọi thành lập một công ty máy tính tên là MITS và nói rằng mình cùng với người bạn lập trình từ thời thơ ấu là Paul Allen đã phát triển ngôn ngữ dịch interpreter cơ sở cho chiếc máy vi tính của họ, Altair 8800. Kể từ năm 1975, hai người họ vẫn luôn tìm kiếm một cách để biến những sở thích dùng chung máy tính của họ thành một sự nghiệp lớn.
Tuy nhiên, các phần mềm mà Bill hứa không thực sự tồn tại. Gates và Allen đã phát triển nó trong sự vội vàng. Nhưng, họ lại chính thức thành lập Microsoft một tháng sau đó, vào tháng 4 năm 1975, bởi đã làm được nhiều hơn cả những gì mình có thể. Chính điều đó đã giúp đưa nhà tỷ phú này tiến xa hơn trong dự án kinh doanh của mình.
2.4. Kiểm soát chất lượng là vấn đề rất quan trọng
Khi Microsoft phát triển, Bill Gates đã bắt đầu tuyển dụng ngày càng nhiều các lập trình viên. Với cương vị Giám đốc điều hành, ông luôn quan tâm đến việc làm sao để đảm bảo rằng Microsoft có thể vận hành một cách tốt nhất, cho ra những phần mềm chất lượng nhất. Chính sự quan tâm đó đã khiến cho Bill không bao giờ rời mắt khỏi đội ngũ lập trình viên của mình.
Bài học rút ra là, khi doanh nghiệp của bạn đang trên đà phát triển thì thách thức giữ vững chất lượng lại càng cần trở thành mối bận tâm hàng đầu. Hãy kiểm tra sát sao đội ngũ nhân viên, đồng thời tin tưởng khả năng của họ, bạn sẽ đi xa hơn những gì mình tưởng đấy nhé.
2.5. Cuộc cách mạng ý tưởng cần được thể hiện, không thể nói suông
Trước đây, những chiếc máy tính “cũ” chỉ có khả năng hiển thị toàn chữ trên màn hình. Vào đầu những năm 80, Bill Gates và Steve Ballmer đã ngao du khắp đất nước, cung cấp các buổi hội thảo về cách thức thay đổi giao diện đồ họa của các hệ điều hành trong tương lai, nhưng không ai tin họ cả. Lúc đó, các công ty máy tính đã nói rằng giao diện đồ họa sẽ khó có thể được phát triển và nó sẽ khiến cho máy tính trở nên chậm đi rất nhiều. Đồng thời, họ cũng tỏ vẻ không mấy mặn mà khi Microsoft công bố rằng công ty này đang phát triển và sẽ cho ra đời hệ điều hành Windows vào năm 1983.
Apple Macintosh (1984)
Thái độ của tất cả mọi người đã thay đổi vào năm 1984 khi Apple cho ra mắt Macintosh. Nó nhanh chóng trở thành chiếc máy tính thương mại thành công đầu tiên với giao diện người dùng đồ họa (GUI). Trong một vài năm sau đó, thị trường tràn ngập các phần mềm hệ điều hành đồ họa. Ví dụ đáng chú ý nhất bao gồm Deskmate, Workbench, và dĩ nhiên là có Microsoft Windows.
Thực tế thì Microsoft đã có thể phát hành Windows 1.0 vào năm 1985, chỉ một năm sau thành công của Macintosh, bởi họ đã bắt đầu phát triển phần mềm của mình từ hai năm trước đó. Bài học được đặt ra là: Nếu bạn có một ý tưởng tuyệt vời, đừng ngần ngại chuyện người khác không hiểu và không thừa nhận khả năng phát triển của nó, hãy bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng của mình ngay bây giờ để trở thành người dẫn đầu trước khi quá muộn.
2.6. Sự kiên trì
“Không có gì có thể thành công chỉ qua một đêm” – Bill GatesWindows 1.0 thực sự là không thành công như mong đợi. Microsoft đã phát hành Windows 2.0 hai năm sau đó, tức là vào năm 1987, nhưng thực tế thì nó cũng không tạo được bước đột phá gì mới mẻ. Mãi cho đến năm 1990, khi Microsoft cho ra mắt Windows 3.0, họ mới thật sự khẳng định được vị thế của mình với một hệ điều hành đồ họa. Kết quả là, Microsoft đã bán được hơn 10 triệu đơn vị hệ điều hành này chỉ trong vòng hai năm.
2.7. Chia sẻ tầm nhìn lớn với đội ngũ của bạn
Vào tháng 5 năm 1995, Gates đã nhìn ra được sự lệ thuộc vào Internet trong tương lai của Microsoft, và không giữ tầm nhìn đó cho riêng mình, ông đã quyết định viết ra một bản ghi nhớ rất dài để chia sẻ với đội ngũ nhân viên của mình. Nội dung tóm gọn như sau:
“Internet là một làn sóng thủy triều. Nó thay đổi các quy tắc. Đó là một cơ hội tuyệt vời cũng như thách thức đáng lo ngại. Tôi mong muốn bạn nghĩ về việc làm thế nào chúng ta có thể cải thiện chiến lược của mình để tiếp tục đánh dấu những thành công kinh ngạc trên từng chặng đường phát triển”.
Gates đã dành thời gian để chia sẻ tầm nhìn của mình vì ông biết rằng nó rất quan trọng đối với tất cả đội ngũ trong doanh nghiệp, cũng như là sự phát triển của Microsoft. Và kết quả là phiên bản Windows 95 đã ra đời đi kèm với Internet Explorer.
2.8. Marketing là điều đơn giản
Mọi người không mua một sản phẩm vì nó có một logo tuyệt vời hoặc một mức giá thấp. Họ mua vì họ có vấn đề và họ tin chắc rằng sản phẩm của bạn sẽ giải quyết được vấn đề đó.
Nhiều người cứ “thần thánh hóa” hoạt động marketing mà quên đi yếu tố cốt lõi giúp thu hút khách hàng. Nếu bạn có một sản phẩm tốt và thiết thực đủ để đáp ứng nhu cầu của người dùng một cách tốt nhất thì khi đó, việc tiếp thị chỉ còn là một điều vô cùng đơn giản, thậm chí là khách hàng sẽ tự tìm đến bạn.
“Nếu bạn cho mọi người thấy vấn đề của họ và thấy những giải pháp từ sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ sẽ tự nhiên chuyển đến hành động.” – Bill Gates.
2.9. Không nên học tập từ thành công
Thường thì bạn sẽ suy nghĩ về thành công của các doanh nghiệp lớn và học hỏi từ những yếu tố làm nên thành công đó. Nhưng như thế thì bạn sẽ chỉ lặp lại chúng và lặp lại thành công của họ, có nghĩa bạn sẽ là một bản sao hoàn hảo và không có gì nổi bật cả.
Hơn nữa, theo Bill Gates, việc học tập từ thành công sẽ khiến doanh nghiêp trở nên “ì ạch”, đi theo những lối mòn và thiếu sự chuẩn bị trước cho những thách thức mới có thể gặp phải trong tương lai. “Thành công là một giáo viên tồi. Nó quyến rũ những người thông minh và khiến họ nghĩ rằng mình không thể đánh mất.” – Bill Gates.
Bài học rút ra là: Chúng ta không nên bỏ qua các mô hình thành công để tham khảo trong quá trình khởi nghiệp của mình. Nhưng chúng ta cũng không nên bám víu một cách mù quáng từ những hành động hay chiến lược đơn giản chỉ vì chúng đã hoạt động tốt trong quá khứ.
2.10. Học hỏi từ những khách hàng không hài lòng
Trong những năm qua, Bill Gates đã phải đối diện với hàng tá các khách hàng không hài lòng. Nhưng trong khi liên tục phàn nàn về Windows, họ vẫn tiếp tục sử dụng nó. Windows đã trở thành hệ điều hành chính trên thế giới kể từ năm 1990, chiếm đến 82,5% thị phần tính đến tháng 8 năm 2011.
Giải thích cho điều đó, lý do đơn giản là: Microsoft luôn ghi nhận phản hồi của khách hàng, trả lời nó và cải thiện sản phẩm của mình. Cách thức làm việc đó được bắt đầu từ Bill Gates khi ông cho rằng: “Những khách hàng không hài lòng nhất lại chính là nguồn lớn nhất mà bạn nên học tập.”.
Hãy luôn nhìn về phía trước
Bill Gates luôn nhìn về phía trước
Trên đây là 10 bài học kinh doanh “kinh điển” của Bill Gates, tuy nhiên, sự nghiệp thành công của con người này lại được đánh dấu bởi tầm nhìm đáng kinh ngạc. Microsoft đã có thể đánh bại các đối thủ cạnh tranh lớn của mình vì họ luôn nhìn về phía trước, đi đầu trong việc tìm kiếm những ý tưởng mới mang tính cách mạng và đột phá.