Khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh, nhiều chủ doanh nghiệp nghĩ rằng, chỉ cần đầu tư vào sản phẩm, huy động vốn để phát triển sản phẩm, thương hiệu quan tâm sau, khi sản phẩm bán chạy, nhiều tiền hơn lúc đó đầy tư cho thương hiệu cũng chưa muộn. Lý do để chủ doanh nghiệp ít đầu tư xây dựng thương hiệu vì nghĩ rằng việc ấy phức tạp và tốn kém, điều này hoàn toàn sai lầm bởi việc xây dựng không hề khó khăn như bạn nghĩ. Có chăng, công việc này nếu không lên kế hoạch, biết cách thực thi một cách có hiệu quả thì sẽ không có kết quả rõ ràng như doanh số bán hàng mà thôi. Trong khi đó, các chuyên gia tiếp thị đã đúc kết kinh nghiệm thực tế để đưa ra lời khuyên rằng doanh nghiệp trẻ phải xem xây dựng thương hiệu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và dành cho nó sự quan tâm thích đáng.Ngày nay việc xây dựng thương hiệu có lẽ không hề phức tạp như bạn nghĩ và cũng không phải chi quá nhiều tiền nếu bạn biết các khoản cần thu chi, dưới đây, chúng tôi xin gợi ý cho bạn những
Chỉ với 2 cách đơn giản đã giúp bạn gia tăng tập khách hàng
I. Gia tăng giá trị cho sản phẩm
Những nhà quản lý đều cho rằng, khi bạn có sản phẩm dich vụ tốt thì khách hàng sẽ tìm đến bạn. Kết quả là họ gặp thất bại khi không kể được những câu chuyện có sức thu hút, lý giải vì sao sản phẩm hay dịch vụ của mình có sự khác biệt và đem lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng. Mục đích cốt lõi của chiến lược xây dựng thương hiệu chính là định vị cho nhãn hiệu, thể hiện được những giá trị khác biệt của nó mà doanh nghiệp muốn khách hàng mục tiêu của mình quan tâm. Hằng năm có rất nhiều doanh nghiệp mới ra đời, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ mới, nhưng trong đó rất ít sản phẩm hay dịch vụ có sự khác biệt về cơ bản so với những gì đã và đang có trên thị trường.Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xác định được giá trị khác biệt của mình ngay từ khi mới thành lập. Vẫn biết các doanh nhân trẻ phải làm việc với cường độ rất cao trong một thời gian dài khi mới khởi nghiệp, nhưng các chuyên gia khuyên rằng không nên vì lý do đó mà quên mất việc xác định giá trị cho thương hiệu của doanh nghiệp mình.
II. Tiếp thị quảng cáo khác với xây dựng thương hiệu
Các chàng trai, cô gái trẻ mới khởi nghiệp thường lầm tưởng rằng, việc bạn đang tiếp thị quảng cáo, cố gắng marketing là đang xây dựng thương hiệu. Trên thực tế, đây là hai vấn đề khác nhau, nhưng có liên quan với nhau. Phát triển một chiến lược thương hiệu là xác định những giá trị cốt lõi trong sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp muốn đem ra thị trường. Trong khi đó, tiếp thị là quá trình chuyển tải một số thông điệp nhất định đến khách hàng mục tiêu thông qua các kênh truyền thông khác nhau.Để xây dựng một chiến lược thương hiệu phù hợp và có chất lượng, doanh nghiệp cần phải trang bị đầy đủ những hiểu biết nhất định về khách hàng và thị trường mục tiêu, đồng thời phải vận dụng cả tư duy sáng tạo. Trong khi đó, để làm tiếp thị hiệu quả, thứ mà doanh nghiệp cần nhất là vốn. Càng có nhiều vốn, doanh nghiệp càng có thể sử dụng nhiều kênh truyền thông và quảng bá khác nhau.
III. Sở hữu một cái tên “đặc biệt”
Theo thời gian, một doanh nghiệp trẻ sẽ trưởng thành, có thêm nhiều khách hàng trung thành, tạo được quan hệ tin tưởng với khách hàng và khẳng định được uy tín nhất định trên thị trường. Giá trị tài sản của doanh nghiệp cũng theo đó mà tăng lên. Tất cả những điều tốt đẹp ấy sẽ diễn ra hiệu quả hơn nếu doanh nghiệp khởi đầu với một tên gọi thích hợp và sớm được khách hàng yêu thích. Có thể nói, tên gọi thương hiệu sẽ là một tài sản vô cùng có giá trị đối với doanh nghiệp sau này vì khi đã có uy tín thì nó có vị trí rõ ràng trong tâm trí người tiêu dùng.Ngoài ra, theo các chuyên gia, một thương hiệu tốt cho một doanh nghiệp mới thành lập cần phải hội đủ ba yếu tố quan trọng sau đây:
1. Thương hiệu đó của ai
Khi khách hàng nhìn thấy logo của công ty bạn là nhận ra ngay thương hiệu đó của ai. Đây chính là yếu tố cơ bản nhất của một nhãn hiệu thành công. Nó trả lời cho câu hỏi “Doanh nghiệp sở hữu thương hiệu là ai?” và thường được thể hiện qua các biểu tượng (logo), ngôn ngữ, văn hóa, hình ảnh của doanh nghiệp.
2. Lời hứa từ nhãn hiệu.
Đó là những lợi ích mà doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng, trả lời cho câu hỏi “Doanh nghiệp cung cấp gì mà không phải ai cũng có thể làm được như vậy?”. Những lời hứa của thương hiệu phải dựa trên các tính năng, các lợi ích về cảm xúc và lý trí mà khách hàng nhận được từ nhãn hiệu.
3. Trải nghiệm của khách hàng
Đó là những trải nghiệm thực tế mà khách hàng có được trong quá trình tương tác với doanh nghiệp. Yếu tố này trả lời cho câu hỏi “Doanh nghiệp thực hiện lời hứa của mình như thế nào?”.