Hiện nay, công nghệ đã dần trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống, người tiêu dùng luôn kỳ vọng rằng giao tiếp giữa họ và doanh nghiệp sẽ trở nên thân mật hơn, thay thế những quảng cáo rác được gửi đồng loạt bằng những thứ thú vị hơn, cá nhân hơn nhằm thu hút sự quan tâm.
Chính điều này khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ tăng cường áp dụng những công cụ, giải pháp để giúp tiếp cận khách hàng tốt hơn, gia tăng sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Và ứng dụng các thiết bị kỹ thuật số chính là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp, chỉ với một thiết bị kỹ thuật số, hầu như tất cả mọi thứ đều có thể thực hiện được bằng cách rất đơn giản.
1. Công nghệ kỹ thuật số là một sự tất yếu không thể tránh khỏi
Nhu cầu cho các cơ hội buôn bán qua mạng đang tăng cao khi các thế hệ am hiểu về công nghệ đang có xu hướng già hóa. Theo tờ The Economist, ¼ khách hàng ở Mỹ trong độ tuổi 24-35 có ¼ lượt mua bán là qua mạng Internet.
Các con số được đóng góp bới thế hệ Y (những người sinh trong thập niên 80 – đầu thập niên 90) và Z (những người sinh sau năm 1990) đang dần tăng và sẽ sớm chiếm phần lớn lượng khách hàng.
Điều này làm tăng doanh số bán hàng trực tuyến và sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới. Cùng lúc đó, thế hệ “baby boomer” (những người sinh ra trong thời kì bùng nổ dân số) với mức lương hưu khá cũng đang đến tuổi về hưu. Họ không có ý định tiết kiệm cho con cháu như các thế hệ trước mà dùng số tiền này để nâng cấp cuộc sống của bản thân.
Điều này rất dễ thấy ở những nước như Đan Mạch, khi chi tiêu xa xỉ trong năm 2005-2010 tăng gấp 3 lần ở các cặp vợ chồng trên 60 tuổi, so với các hộ gia đình trung bình ở Đan Mạch. Họ hay sử dụng smartphone, máy tính và internet hơn bố mẹ họ. Họ cũng sử dụng phương thức giao hàng thường xuyên vì ngày càng già đi và cần đến sự hỗ trợ khi vận chuyển đồ đạc về nhà.
2. Đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
Theo xu thế phát triển của mọi ngành nghề, hiện nay, công nghệ ngày càng chứng minh được sức mạnh và sự quan trọng của mình đối với doanh nghiệp.
Nhằm giữ chân khách hàng lâu hơn, nhiều doanh nghiệp đã biết tận dụng tối đa các tiện ích mà công nghệ mang kỹ thuật số mang lại, ví dụ như : dựa vào lịch sử mua hàng của khách để có được nhiều thông tin cá nhân hóa, từ đó triển khai marketing nhằm tạo sự quan tâm đối với khách hàng. Thường xuyên cập nhật website trên điện thoại và ứng dụng để có được những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Thêm vào đó, mạng xã hội cũng dần trở thành một kênh hữu hiệu nhằm vun đắp sự trung thành và xây dựng mối quan hệ tin tưởng giữa khách hàng và doanh nghiệp hơn là một kênh thúc đẩy bán hàng.
3. Kỹ thuật số là công cụ giao tiếp hữu hiệu trong kinh doanh bán lẻ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của kỹ thuật số trong ngành bán lẻ; ứng dụng di động, truyền thông xã hội và việc cá nhân hóa giao tiếp giúp khách hàng gắn bó với thương hiệu lâu hơn. Trong một cuộc khảo sát của CME council, hơn một nửa số người tham gia khảo sát (54%) đã trả lời rằng họ sẽ trung thành với nhãn hiệu nếu họ nhận được những thông tin về các sản phẩm mà họ ưa thích, bên cạnh đó, trong một cuộc khảo sát khác của Mobile Marketer, 57% người cho rằng, các website phiên bản di động thiết kế không đẹp mắt sẽ khiến họ không muốn quay lại xem sản phẩm.
Một công cụ giao tiếp hữu hiệu khác giúp các thương hiệu bán lẻ cải thiện mối quan hệ giữa mình và khách hàng chính là mạng truyền thông xã hội. Nghiên cứu của Compendium đã chỉ ra rằng lượng fan trên face book của top 100 thương hiệu bán lẻ hàng đầu là khoảng 1,2 triệu fan.
Tuy vậy, độ tương tác giữa khách hàng và các trang mạng xã hội này chỉ vào khoảng 2%, cho thấy rằng các doanh nghiệp chưa tận dụng hết những ưu điểm của kênh truyền thông này. Ngoài ra, một khảo sát khác của Exact Target chỉ ra rằng thời gian trung bình để các doanh nghiệp trả lời các câu hỏi của khách hàng qua mạng xã hội là vào khoảng 7 giờ – đây là một khoảng thời gian quá dài và trong thời gian đó khách hàng có thể đã mua hàng từ đối thủ của bạn.