Kinh doanh spa và mở tiệm cắt tóc: thiết kế quán và bài toán quản lý nhân sự hiệu quả

Bạn đọc phần 4 cũng là phần cuối của chủ đề Kinh doanh spa và hair salon Ở phần này, bạn sẽ cần tìm hiểu về các bước cần có khi mở dịch vụ spa, hay một tiệm cắt tóc, gội đầu. Cùng nghiên cứu nhé.

kinh doanh spa, tiệm cắt tóc cần chuẩn bị những gì?

Chọn địa điểm mở spa

Kinh doanh spa hay mở tiệm cắt tóc nên chọn địa điểm kinh doanh như thế nào? Như kinh doanh bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ khác, kinh doanh spa và salon cần phải chọn được một mặt bằng thích hợp, đặc biệt là giai đoạn đầu cơ sở của bạn còn chưa được khách hàng biết tới.

Địa điểm lý tưởng mở salon đó là khu trung tâm, cạnh nhiều cửa hàng, an ninh tốt, sáng sủa, đông người qua lại, có chỗ rộng rãi để khách hàng để xe máy và ô tô. Đặc biệt nên tránh những nơi như gần sân bay hay khu công nghiệp mặc dù đông người qua lại nhưng giao thông phức tạp. Bạn có thể lựa chọn thuê mặt bằng trong một khu trung tâm mua sắm nổi tiếng, hoặc là một salon độc lập.

Vì việc thuê trong khu trung tâm khá đắt đỏ, hãy chọn thuê một mặt bằng gần trung tâm đó để tiết kiệm chi phí. Hoặc nếu việc tìm kiếm mặt bằng độc lập quá khó khăn, các tòa nhà chuyên cho thuê làm văn phòng ở khu trung tâm thành phố thường để trống tầng trệt, bạn hãy thuê lại làm địa điểm kinh doanh cũng là ý hay. Thế nhưng, nhược điểm là những ngày cuối tuần, lễ tết hoặc buổi tối văn phòng đều nghỉ nên sẽ rất ít người qua lại.

kinh-doanh-spa-va-mo-tiem-cat-toc1

Dù là kinh doanh spa, hay mở salon tóc thì phong cách thiết kế và trang trí cũng khá quan trọng để thu tạo ấn tượng cho khách hàng

Còn một lựa chọn nữa đó là mua hoặc thuê lại salon cũ đang muốn nhượng lại. cái lợi trước mắt là bạn có thể tận dụng tất cả những tài sản cố định mà salon cũ đã cải tạo trước đó như kệ trưng bày, quầy lễ tân, đường dây điện, ống nước hoặc những thiết bị làm tóc khác.

Lưu ý bạn phải cẩn trọng khi quyết định chọn địa điểm theo cách này để không ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu của mình cũng như doanh thu. Vì có thể đây là địa bàn không tốt, dân cư thu nhập quá thấp, khu đó có quá nhiều salon, tìm hiểu kỹ nguyên nhân salon cũ lại phải nhượng lại, có phải do làm ăn kém uy tín, chất lượng dịch vụ quá kém hay không,…

Quy mô

Không cần quá rộng, chỉ cần chừng 100-200 m2 hoặc nhỏ hơn. Mỗi salon thường chia thành 4 khu vực: cắt tóc tạo kiểu chiếm 50% diện tích, khu lễ tân/ bán hàng và khu nghỉ trưa cho nhân viên kiêm để đồ chiếm 20%, 10% diện tích còn lại là khu gội đầu.

Phòng làm việc của bạn và phòng vệ sinh đặt cạnh khu nghỉ trưa, để đồ là hợp lý nhất. Nếu còn dư diện tích và tài chính, hãy bố trí thêm một phòng tắm/ thay đồ cho khách, nếu không thì dùng phòng vệ sinh cũng ổn. Trong phòng tắm/ phòng vệ sinh phải đặt một thùng để đựng rác. Các sản phẩm bạn muốn bán, hãy trưng bày chúng ở khu vực lễ tân, thu ngân để khách dễ nhìn thấy nhất.

Khu vực gội đầu thông thường được đặt ở góc cuối các salon, có kèm giường, ghế, chậu. Cạnh đó, bạn nên có một kệ đựng các loại dầu gội, ủ, dưỡng,… mà salon sử dụng. Vì đây cũng chính là các sản phẩm bạn bán, do đó khi gội đầu cho khách hãy tranh thủ giới thiệu luôn, khách cảm nhận được chất lượng sản phẩm tốt sẽ mua ngay.

Thiết kế và trang trí spa, tiệm cắt tóc đẹp

Một salon tóc thường chỉ cần thiết kế đơn giản vì là không gian mở, không cần phải có phòng riêng biệt như phòng tắm, phòng trị liệu, phòng tư vấn,… cầu kỳ như các spa.

Vậy nên, nếu muốn thêm các dịch vụ spa vào salon, hãy tìm tới một kiến trúc sư chuyên nghiệp, hoặc bạn cũng có thể lên ý tưởng rồi thuê người vẽ và thi công cho mình. Khu vực lễ tân có thể dùng chung cho cả salon lẫn spa, nên được đặt ở giữa salon và spa sẽ thuận tiện hơn cho cả khách lẫn nhân viên.

Còn về khi vực bán hàng thì nên tách riêng vì các dịch vụ của spa khác với salon, khách hàng rất dễ nhầm lẫn. Đồ dùng của bên nào để bên đấy. Trường hợp không đủ diện tích, đồ của spa có thể để bên salon, nhưng phải được phân chia khoa học, khi cần là thấy ngay, không phải mất thời gian tìm.

Các phòng trị liệu riêng biệt dành cho các dịch vụ khô và ướt của spa nên được bố trí ánh sáng dàn trải, không nên quá chói. Trong khi trị liệu thì chỉ nên bật những loại đèn mờ ảo, tạo cảm giác yên bình cho khách nghỉ ngơi.

Ngoài ra, nên được đầu tư vòi nóng lạnh, hệ thống thông gió ngay trong phòng để nhân viên matxa có thể làm ấm khăn, trộn sản phẩm nhanh ngay tại chỗ không cần phải ra ngoài. Và đừng quên lắp một dàn âm thanh, cài sẵn những bản nhạn du dương, êm ái để khách không cảm thấy quá nhàm chán trong khi trị liệu.

Quản lý nhân sự

Tìm kiếm và giữ chân nhân tài luôn là vấn đề nan giải đối với mỗi một salon. Bởi ai cũng hiểu, chính tay nghề, thái độ làm việc của họ là đại diện cho tâm huyết của bạn. Họ chính là nhân tố quyết định khách hàng có hài lòng hay không, hài lòng ở mức độ nào, từ đó quyết định lợi nhuận cao hay thấp- tức là quyết định uy tín cũng như hiệu quả kinh doanh của tiệm.

kinh-doanh-spa-va-mo-tiem-cat-toc

Quản lý nhân sự luôn là bài toán khó cần cân đối

Để duy trì hoạt động bình thường cho một salon hoặc spa, những nhân viên sau đây không thể vắng mặt:

Người chủ/ điều hành: Bạn là chủ nhưng đồng thời cũng là một nhân viên cho chính mình! Hàng ngày bạn có nhiệm vụ điều hành, giám sát mọi hoạt động của cửa hàng, đưa ra những quyết định về tài chính thu chi, giải quyết các vấn đề tuyển dụng, nhân sự, khách hàng, kiểm soát nhập xuất hàng và đánh giá công việc. Nếu có chuyên môn, giấy phép bạn còn có thể tham gia tạo mẫu tóc, làm spa nữa.

Người quản lý salon: Nếu là một salon nhỏ thì bạn có thể quản lý dễ dàng, nhưng nếu là một salon lớn thì nên thuê một người quản lý chuyên nghiệp. Họ sẽ thay bạn ghi chép sổ sách chính xác, xử lý giấy tờ, phân ca, nhật xuất hàng, quản lý trang thiết bị và trông nom sửa chữa cải tạo salon. Khi bạn có việc đi vắng, người này sẽ thay bạn điều hành và chịu trách nhiệm để salon hoạt động bình thường.

Nhà tạo mẫu tóc/nhân viên thẩm mỹ: Những người này chính là thành phần cốt yếu nhất của một salon/ spa. Khi tuyển dụng hãy yêu cầu xuất trình giấy pháp hành nghề cùng với thành tựu, kinh nghiệm mà họ đạt được. Ngoài ra, vì một số các dịch vụ vật lý trị liệu khác của spa bắt buộc phải có giấy phép, vì thế đừng quên liên hệ cơ quan thẩm quyền để được hướng dẫn cụ thể.

Nhân viên gội đầu/thợ phụ: Đây là những người sẽ phụ trách gội đầu, quét dọn salon, sấy khô tóc, gập cất khăn và các công việc phụ trợ cho thợ chính. Đa phần đây là những người muốn học nghề, hoặc mới tốt nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm, muốn có kinh nghiệm, thâm niên để được cấp phép theo quy định.

Lễ tân: Một nhân viên lễ tân sẽ giúp salon/spa đón tiếp, trả lời điện thoại khách hàng, pha trà, chỉ đường, treo áo cho khách, lên lịch hẹn và nhắc khách hàng tới trị liệu đúng quy trình,…

Nhân viên làm móng: Nếu salon bạn có thêm dịch vụ làm móng thì nhân viên này sẽ thực hiện nhiệm vụ cắt tỉa móng, nối móng, đắp móng, vẽ móng,… theo yêu cầu khách hàng.

Nhân viên chăm sóc da: Các dịch vụ spa không thể thiếu nhân viên chăm sóc da. Họ sẽ làm công việc chăm sóc da mặt, matxa, watxing,…Ngoài ra nếu spa không đủ điều kiện thuê một chuyên viên trang điểm riêng, thì họ còn kiêm thêm nhiện vụ tư vấn trang điểm và trang điểm cho khách nữa.

Nhân viên matxa: Tuy nhân viên chăm sóc da ở trên cũng kiêm nhiệm vụ matxa, nhưng tay nghề không thể nào so sánh với một nhân viên matxa được đào tạo bài bản được.

Nhân viên triệt lông: Những người này yêu cầu phải sử dụng thành thạo các loại máy móc thiết bị triệt lông. Và tại nhiều bang ở Mỹ, nhân viên triệt lông buộc phải có giấy phép hành nghề.

Người hành nghề độc lập: Trường hợp này được hiểu là người đó thuê mặt bằng của bạn để kinh doanh các dịch vụ làm đẹp và tạo mẫu tóc (còn đồ nghề, thuế và các vấn đề khác họ phải tự lo). Họ không làm thuê cho bạn, đương nhiên là bạn không phải trả lương cho họ rồi.