Hướng dẫn làm SEO onpage cơ bản nhất cho người mới bắt đầu

Khi mới bắt đầu để tìm kiếm những cơ hội tối ưu website, bạn cần phải hiểu rằng không có cách kỳ diệu nào để trang web của bạn bỗng nhiên nhảy lên vị trí top đầu trong bảng xếp hạng tìm kiếm của Google. Mà quan trọng nhất là cả 1 quá trình nỗ lực điều chỉnh thuật toán phức tạp, “nuông chiều” sự khó tính của anh lớn Google và thuyết phục họ rằng trang web của bạn xứng đáng là một trong những vị trí hàng đầu. Với 15 lời khuyên hướng dẫn làm SEO onpage cơ bản nhất này, những người đang có ý định hoặc mới bắt đầu bước chân vào sự nghiệp SEO hay làm trái ngành trái nghề, kết hợp làm SEO hay ngay cả những chủ shop sẽ có những kiến thưc nhất định để có thể tự SEO trang web của mình lên TOP từng bước chắc chắn.

1. Tiêu đề trang và mô tả

1.1. Tiêu đề trang (Tittle)

Đây là 1 khía cạnh rất quan trọng trong khi hướng dẫn làm SEO và đây là lý do vì sao nó được đề cập tới đầu tiên trong danh sách. Mỗi trang cần phải có 1 tiêu đề trang độc đáo mô tả chính xác, ngắn gọn nội dung chính của trang web mà thông qua đó, người dùng sẽ hiểu được trang web thuộc lĩnh vực nào, nói về vấn đề gì…

Tiêu đề trang chủ: Các tiêu đề cho trang web của bạn có thể liệt kê tên của trang web/doanh nghiệp và có thể bao gồm các thông tin quan trọng hơn như vị trí địa lý hoặc thêm một vài dịch vụ trong tâm của mình.

Tiêu đề trang phụ: Tiêu đề của các trang khác trang chủ như chuyên mục, bài viết… nên là mô tả chính xác những gì các trang đề cập đến và thực sự hấp dẫn với người dùng.

1.2. Mô tả (Description)

Phần mô tả của 1 thẻ meta cũng rất quan trọng trong hướng dẫn làm SEO. Nó cung cấp cho người dùng, Google và các công cụ tìm kiếm một bản tóm tắt về những gì trang đó nói về. Google có thể chọn để hiển thị những gì bạn viết trong phần mô tả như một trích đoạn trong nội dung trang của bạn hoặc có thể quyết định sử dụng một phần nào đó của nội dung trang. Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn làm SEO cho phần mô tả sau đây để đảm bảo chất lượng tốt nhất:

  • Luôn cung cấp một mô tả duy nhất cho tất cả các trang, bài viết trên trang web của bạn
  • Số lượng ký tự dao động trong khoảng 150-160 ký tự là tốt nhất.
  • Có sự xuất hiện của từ khóa nhưng không nên chèn nhiều từ khóa trong 1 đoạn mô tả này
  • Hãy sử dụng mô tả như 1 cách để quảng cáo, giới thiệu trang hoặc những gì trang đang nói đến để lôi kéo họ nhấp vào tiêu đề và truy cập trang.

2. Cấu trúc Permanent link (liên kết thường trực)

Permanent link là cấu trúc link vĩnh viễn hay còn gọi là đường dẫn của trang. Nó được hiển thị trong thanh địa chỉ trình duyệt và trong các kết quả tìm kiếm ở phía bên dưới tiêu đề trang.

Hướng dẫn làm SEO onpage cơ bản nhất về Permanent link

Hướng dẫn làm SEO onpage cơ bản nhất về Permanent link

Hướng dẫn làm SEO tối ưu hóa Permanent link:

  • Đơn giản URL và dễ hiểu đối với công cụ tìm kiếm và người dùng
  • Sử dụng dấu gạch ngang để phân cách các từ không dấu trong 1 URL
  • Tránh URL quá dài với những thông tin không cần thiết
  • Sử dụng các từ mô tả những gì trang đề cập đến nhưng tránh nhồi nhết từ khóa

Ví dụ về các cấu trúc url xấu:

http://www.example.com/UK/123213/5005.html

http://www.example.com/socialmedianews

http://www.example.com/id=7&sort=A&action=70

Ví dụ về các cấu trúc url tốt:

https://www.sapo.vn/blog/thu-thuat-seo-hieu-qua-tu-nhung-dieu-ban-chua-bao-gio-nghi-toi/ https://www.sapo.vn/blog/nhung-thu-thuat-choi-ban-trong-seo-va-cach-doi-pho-nhanh-gon/

3. Thanh điều hướng

Hãy chắc rắn bạn đã có 1 thanh điều hướng trong tất cả các trang nội bộ của mình. Thanh điều hướng là tập hợp đường liên kết ở trên cùng 1 trang đó, từ trang chủ cho tới trang phụ nhỏ nhất. Điều này giúp cho người dùng dễ dàng biết được mình đang ở đâu trên trang web và có thể kích ra trang chủ bất cứ khi nào họ muốn.

4. Internal link

Khi nói đến Internal link, chúng ta nghĩ ngay đến các liên kết nội bộ trong cùng 1 trang web thông qua các anchor text nhằm điều hướng Google cũng như người dùng về mức độ liên quan mật thiết về các thông tin trên trang web.

 

Hướng dẫn làm SEO onpage cơ bản nhất về Internal link

Hướng dẫn làm SEO onpage cơ bản nhất về Internal link

Internal link là 1 yếu tố rất quan trọng trong hướng dẫn làm SEO web nhưng vẫn còn không ít các chủ sở hữu website không tận dụng và dùng nó đúng cách, đúng chỗ. Quy tắc khi sử dụng internal link đó là:

  • Liên kết các bài viết liên quan với nhau bằng cách sử dụng anchor text hoặc dẫn trực tiếp các tiêu đề đầy đủ của bài viết đó.
  • Hãy đảm bảo các liên kết này đều hữu ích cho cả người sử dụng và công cụ tìm kiếm Google.
  • Đừng chỉ chăm chăm vào việc tạo liên kết cho công cụ tìm kiếm mà hãy quan tâm hơn đến điều hướng trải nghiệm người dùng, từ đó sẽ có lợi hơn cho SEO.
  • Không nên sử dụng các từ ngữ như “click tại đây” hoặc […] cho liên kết nội bộ.
  • Không lạm dụng internal link. Mỗi trang chỉ 4-5 internal link là vừa đủ.

Chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn mẫu website bán hàng cài đặt chuẩn SEO uy tín nhất

5. Định dạng và việc sử dụng thẻ H1, H2, H3…

Bạn không chỉ đăng nội dung lên trang web là xong mà cần thiết phải định dạng phù hợp. Điều này vừa tạo được trải nghiệm tốt nơi người dùng, lại vừa hỗ trợ tốt cho SEO.

Hướng dẫn làm SEO onpage cơ bản nhất về định dạng văn bản

Hướng dẫn làm SEO onpage cơ bản nhất về định dạng văn bản

Để định dạng 1 bài viết tốt, bạn cần chú ý:

  • Luôn sử dụng thẻ H1 cho tiêu đề bài viết
  • Sử dụng thẻ H2 cho các tiêu đề chính của bài viết
  • Sử dụng chữ đậmin nghiêng để gây sự chú ý cho người dùng
  • Viết đoạn ngắn khoảng 4-5 dòng/đoạn
  • Font chữ dễ đọc, kích cỡ chưa phù hợp, thống nhất

Khi định dạng bài viết của mình luôn luôn phải có ý niệm về trải nghiệm người dùng và đảm bảo rằng văn bản dễ đọc đối với các loại thiết bị khác nhau như máy tính, điện thoại, ipad… Chỉ khi định dạng rõ ràng, thẩm mỹ thì người dùng mới dễ dàng tiếp nhận ví dụ như họ có thể xác định các phần chính của bài khi chỉ cần nhìn qua trang web.

6. Trang 404

Trang 404 là trang hiển thị khi người dùng đang tìm kiếm một thông tin trên trnag web của bạn mà nhận được thông báo không tồn tại hoặc trang bị lỗi do URL hỏng. Điều này vô hình chung làm ảnh hưởng đến sự trải nghiệm của người dùng nhưng lại khó tránh khỏi.

Với trang lỗi 404, bạn nên:

  • Đưa ra một số thông tin cho người dùng biết những gì đang xảy ra chứ không phải là câu “vô trách nhiệm” là “không tìm thấy” có dạng giống như:

huong-dan-lam-seo-co-ban-nhat-cho-nguoi-moi-bat-dau-8

  • Đưa ra các tùy cho người sử dụng để điều hướng họ đến các trang khác của website.
  • Có 1 thiết kế thích hợp, độc đáo cho trang web này

Tham khảo một số trang web hài hước và sáng tạo đem đến sự thú vị cho người đọc ngay cả khi không được đáp ứng yêu cầu:

huong-dan-lam-seo-co-ban-nhat-cho-nguoi-moi-bat-dau-9  huong-dan-lam-seo-co-ban-nhat-cho-nguoi-moi-bat-dau-11huong-dan-lam-seo-co-ban-nhat-cho-nguoi-moi-bat-dau-12huong-dan-lam-seo-co-ban-nhat-cho-nguoi-moi-bat-dau-13

7. Tối ưu hóa hình ảnh

Hình ảnh luôn cần thiết để nâng cao trải nghiệm của người dùng nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng sẽ không có “tác dụng phụ” nào ảnh hưởng từ chúng như tốc độ tải trang hay phản ứng chậm.

Hướng dẫn làm SEO cho việc tối ưu hóa hình ảnh

Hướng dẫn làm SEO trong việc tối ưu hóa hình ảnh

Nếu có sử dụng trong bài viết, bạn cần lưu ý:

  • Sử dụng Alt ảnh để mô tả hình ảnh, bạn có thể thêm các từ khóa nhưng đừng lạm dụng nó
  • Sử dụng các từ khóa hoặc ngay tên tiêu đề trong tên ảnh (không dấu, phân cách bằng dấu gạch ngang). Tránh sử dụng tên hình ảnh một cách không rõ ràng như image.jpg hay person1.jpg…
  • Giữ tất cả các tập hình ảnh trong một thư mục riêng trong trang web của bạn
  • Tối ưu hóa kích thước hình ảnh. Bạn có thể sử dụng các công cụ chỉnh sử ảnh miễn phí để làm cho kích thước ảnh nhỏ hơn mà không làm giảm chất lượng.

8. Tốc độ tải trang

Google đã nhiều lần cảnh báo rằng tốc độ tải trang là 1 trong những yếu tố xếp hạng. Mục đích của họ là cung cấp cho người dùng với kết quả chính xác nhất theo cách nhanh nhất có thể.

 

 Hướng dẫn làm SEO trong việc tối ưu tốc độ tải trang web

Hướng dẫn làm SEO trong việc tối ưu tốc độ tải trang web

Các trang web nhanh chóng cải thiện trải nghiệm người dùng và nó là 1 yếu tố để khuyến khích khách truy cập vào những lần sau nữa. Một trang web có tốc độ tải trang ít hơn 8s sẽ có nhiều khả năng:

  • Xếp hạng tốt hơn trong kết quả tìm kiếm
  • Người dùng sẽ ghé thăm nhiều trang hơn
  • Tỷ lệ chuyển đổi tăng

Để kiểm tra và giải quyết các vấn đề về tốc độ trang, bạn xem chi tiết trong bài viết 7 cách để tăng tốc độ tải trang cho website bán hàng.

9. Thiết lập quyền tác giả

Đây là cách để ràng buộc, kết nối nội dung của bạn với hồ sơ Google+ của mình. Khi bạn làm điều đó được thì hình ảnh của bạn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google bên cạnh nội dung. Lợi ích của nó là gì?

  • Cải thiện độ tin cậy của 1 trang web trong suy nghĩ của người dùng và công cụ tìm kiếm
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người có khả năng nhấp chuột vào liên kết từ các kết quả tìm kiếm nếu như tác giả được xác minh thông qua hình ảnh, tên tuổi.
  • Tăng cơ hội nhận được các liên kết tự nhiên
  • Trong SERPS sẽ cung cấp cho bạn danh sách các link bổ sung khiến link của bạn sẽ nổi bật hơn khi người dùng tìm kiếm

10. Trang web thân thiện với điện thoại di động

Một số lượng tìm kiếm đáng kể thực hiện mỗi ngày là thông qua các thiết bị di động. Nhiều nghiên cứu đã xác định rằng con số này vẫn đang dần tăng lên, phục vụ rất nhiều cho việc mua bán trực tuyến.

Hướng dẫn làm SEO trong việc tạo phiên bản web trên điện thoại di động

Hướng dẫn làm SEO trong việc tạo phiên bản web trên điện thoại di động

Những lưu ý dưới đây không đi sâu vào chi tiết hướng dẫn làm SEO cho web di động mà sẽ chỉ ra một số chú ý đơn giản để bạn đảm bảo rằng bạn đã có 1 trang web thân thiện với cả điện thoại di động.

Một trang web thân thiện với điện thoại di động được tối ưu hóa để xem trên các trình duyệt di động, ví dụ như Chrome trên Android hoặc Safari trên Iphone…

Cách dễ nhất để tạo ra 1 trang web thân thiện với di động là tạo ra 1 plugin (nếu bạn đang sử dụng WordPress) hoặc 1 dịch vụ phiên bản dành cho điện thoại di động.

11. Sitemap

Một sitemap là 1 danh sách của tất cả các bài viết. Bạn cần 2 loại sitemap, 1 sitemap xml để trình lên Google, Bing và các công cụ tìm kiếm khác và 1 sitemap khác html để giúp người dùng tìm thấy nội dung dễ dàng hơn.

  • XML (đối với công cụ tìm kiếm): Tùy thuộc vào nền tảng Blog, bạn có thể sử dụng các plugin để tạo và cập nhật sitemap cho trang web.
  • HTML (dành cho người dùng): Cần cung cấp các liên kết đến tất cả các liên kết (hoặc các trang quan trọng nhất). Nó có thể nhóm các bài viết theo tác giả, ngày tháng, thể loại… Mục đích là giúp người dùng tìm kiếm thông tin trên website một cách dễ dàng hơn.

12. Nội dung là “vua”

Để có được những lời khuyên ở trên hiệu quả, quan trọng nhất là có một nội dung tốt trên website. Ban đầu, chất lượng nội dung làm tốt có thể tồn tại và phát triển khi có hoặc không có SEO còn hơn là 1 trang web được tối ưu hóa trong SEO nhưng nội dung không được tốt.

Làm thế nào để biết nội dung của tôi là tốt?

Có 2 cách đơn giản để biết nội dung của bạn có tốt hay không. Trước tiên bạn có thể kiểm tra phân tích trên Google Analytics, đặc biệt là thời gian dành trên 1 trang. Một độc giả ở lại lâu hơn trên trang nếu nội dung đó là tốt nhất. Thứ 2 đó là căn cứ vào mức độ tương tác qua truyền thông xã hội (lượt thích, bình luận, chia sẻ…) Đây thực sự là cách rất tốt để hiểu những gì người dùng muốn và những gì nội dung website của bạn đang làm tốt.

Làm thế nào để viết được nội dung tốt?

 

 Hướng dẫn làm SEO: Nội dung là vua

Hướng dẫn làm SEO khẳng định “Nội dung là vua”

Không có câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này nhưng các hướng dẫn làm SEO sau đây có thể giúp bạn định hướng đúng:

  • Chắc chắn rằng nội dung của bạn sẽ triển khai đúng như tên tiêu đề, tránh “treo đầu dê, bán thịt chó”
  • Kiểm tra văn bản của bạn để tránh các lỗi chính tả, ngữ pháp
  • Định dạng văn bản hài hòa, chuẩn SEO (như trên đã nói)
  • Cung cấp các liên kết trong nội dung của bạn đến các trang khác trên web của bạn hoặc web khác (nếu phù hợp) để cung cấp thêm nhiều thông tin cho người dùng
  • Trích tên các tài liệu tham khảo hoặc nhiên cứu (nếu có) để chứng minh rằng những gì bạn đang nói hya gợi ý là có căn cứ xác thực.

13. Cập nhật nội dung mới

Có nội dung mới là 1 sự khuyến khích cho người dùng trở lại đồng thời giúp công cụ tìm kiếm sẽ thường xuyên ghé qua thu thập dữ liệu của website.

Điều này đúng khi bạn thực sự có 1 cái gì đó mới mẻ để nói về các chủ đề thích hợp thuộc lĩnh vực của mình. Tránh xuất bản với nội dung tương tự chỉ vì lợi ích cập nhật trang web. Điều đó sẽ làm công cụ tìm kiếm và người dùng “chán ngấy” với những nội dung trùng lặp, không có gì khám phá.

14. Kiểm tra các external links

External links (liên kết bên ngoài) là các liên kết trong trang web mà chỉ tới các trang web khác. Đối với chúng, bạn cần đảm bảo rằng:

  • Không được liên kết đến các web đen hoặc có nội dung không phù hợp
  • Không nên có sự tồn tại của các liên kết hỏng. Bạn có thể sử dụng những công cụ miễn phí để phân tích các liên kết bên ngoài của mình như Xenu chẳng hạn.
  • Không nên tham gia bán hoặc trao đổi liên kết
  • Nên để nofollow cho tất cả các external links này.

15. Webmaster Tools và Analytics

Thông qua đây, bạn có thể theo dõi, phân tích được hoạt động của website, từ đó điều chỉnh sao cho mang lại kết quả tốt nhất.

Theo dõi, phân tích kết quả thông qua Webmaster tools hoặc Google Analytics

Theo dõi, phân tích kết quả thông qua Webmaster tools hoặc Google Analytics

Đọc thêm: Hướng dẫn sử dụng Google Analytics cho người mới bắt đầu

Một khi bạn đã tối ưu hóa trang web của bạn cho SEO với các chú ý trên rồi, thì phần việc còn lại là tập trung vào việc cải thiện trang web và thúc đẩy bằng các thủ thuật SEO an toàn. Bởi nếu bạn không cẩn thận rất dễ mắc phải nguy cơ án phạt và tiêu diệt hoàn toàn những nỗ lực của bạn trong tích tắc.