Muốn mở shop quần áo lấy hàng ở đâu? Bán quần áo online nhập hàng ở đâu? Đây là những câu hỏi mà các chủ shop vẫn băn khoăn khi có ý định mở shop kinh doanh quần áo và tìm nguồn hàng sỉ quẩn áo. Thay vì tìm đến các chợ đầu mối trong nước để nhập sỉ quần áo, nhiều chủ shop Việt lại nhập khẩu quần áo từ nước ngoài để có được giá gốc thấp nhất. Trong bài viết này, Blog Sapo sẽ cung cấp một số địa điểm nhập hàng trực tiếp từ nước ngoài cũng như lời khuyên cần thiết cho các chủ shop.
Tổng hợp nguồn hàng quần áo nước ngoài cho các shop online
1. Lấy sỉ quần áo Quảng Châu – Nguồn hàng quần áo số 1 của các shop thời trang
Quảng Châu được mệnh danh là nơi “Thế giới có cái gì – Quảng Châu có cái đó”, tập trung tất cả các mặt hàng bỏ sỉ, hàng Trung Quốc đa số ở các tỉnh đều tập trung ở đây. Hầu hết các chủ shop Việt Nam đều nhập hàng tại Quảng Châu bởi giá rẻ, mẫu mã đa dạng, phù hợp với túi tiền và thị hiếu người Việt.
Một số địa điểm và các chợ bán sỉ quần áo tại Quảng Châu bạn cần phải biết:
STT | Tên Chợ | Sản phẩm chính | Địa chỉ |
1 | Chợ buôn quần áo Bạch Mã (PAI MA) | Chợ bán buôn quần áo lớn nhất. Quần áo nam nữ chất lượng cao và trung bình | số 16, đường Trạm Nam, Quảng Châu |
2 | Chợ buôn quần áo Thiên Mã (THE MA) | Quần áo nam nữ chất lượng cao và trung bình | Số 168, đường Hoàn Thị Tây (Tòa nhà Bạch Mã) |
3 | Chợ buôn quần áo Hồng Cẩm (KHU MEN) | Quần áo nam nữ dành cho giới trẻ với nhiều loại và mẫu mốt mới | Số 184, đường Hoàn Thị Tây (khách sạn Khunme, tầng 1-3) |
4 | Chợ buôn quần áo Lưu Hoa (LUI KHUA) | Quần áo nam nữ, hàng dệt kim | Số 194, đường Hoàn Thị Tây, Quảng Châu |
5 | Chợ buôn quần áo Kim Mã (CHIN MA) | Quần áo da và lông, chất lượng trung bình. | Trong nhà khách Lưu Hoa, số 194, đường Hoàn Thị Tây |
6 | Chợ buôn quần áo Phúc Li (PHU LY) | Quần áo thể thao | Tòa nhà Quốc Hồng, đường Trạm Nam |
7 | Chợ quần bò Khang Lạc (CAN LY) | Quần áo bò chất lượng cao và trung bình | Tòa nhà Khang Lạc, số 921, đường Bắc Nhân Dân |
8 | Chợ quần áo Tân Quý Đô (SIN GUI DU) | Quần áo bò chất lượng cao và trung bình | Tòa nhà Quảng Khống, số 931, đường Bắc Nhân Dân |
9 | Chợ quần áo Tân Đại Địa (SIN DA TI) | Là chợ bán buôn hàng dệt kim lớn nhất ở Đông Nam | Chợ buôn quần áo Tân Đại Địa, đường Trạm Tiền |
10 | Chợ buôn quần áo Thanh Đô (DJIN TU) | Quần áo thể thao | Số 47 đường Trạm Tây |
11 | Chợ quần áo Kim Bảo (DJIN BAO) | Quần áo loại trung bình | Chợ quần áo Kim Bản, đường Trạm Tây |
12 | Chợ buôn quần áo ngoại thương xuất khẩu Kim Tượng (DINH SYAN) | Quần áo thể thao, quần áo của các hãng may | Đường Trạm Tây, nhà ga Quảng Châu |
13 | Chợ bán buôn quần áo Tân Trung Quốc (SIN DZHUNGUO DA SHA) | Quần áo nam nữ giá bình dân | Số 1, đường Thập Tam Hành, đường Nhân Dân Nam |
14 | Chợ quần áo Tân Tân (BIN BIN) | Quần áo nữ của các hãng từ Hồng Kong và Đài Loan, áo khoác lông, váy, đồng phục,… | Chợ quần áo Tân Tân, Quảng trường Hải Châu |
15 | Phố Nhất Điều, quần áo nam, đường Giáo dục (CHZHAO YUI LU) | Quần áo nam của các hãng may | Phố Nhất Điều quần áo nam, đường Giáo dục |
16 | Quần áo nam Cẩm Đô (CHZHIN DU) | Quần áo nam loại chất lượng cao và trung bình | Tòa nhà Cẩm Đô, số 197, đường Trạm Tiền |
17 | Quảng trường đồ dùng trẻ em phụ nữ đường Trung Sơn Bát (CHZHUN SHAN PA LU) | Quần áo và đồ dùng cho trẻ em. Đây là chợ lớn nhất chuyên bán đồ dùng cho trẻ em ở châu Á. | Cạnh trạm xe ô tô Quảng Phật, đường Trung Sơn Bát |
18 | Chợ quần áo làm nông Trạm Tiền, Kim Dương (DINH SYAN) | Hàng vải, tất chân, quần tất, tất dài, đồ bơi | Tòa nhà Kim Dương, số 193, đường Trạm Tiền |
19 | Quảng trường bán buôn phục trang làm nông Quế Hoa (GUI KHUA GAN) | Tất chân, tất dài, đồ vải cho nam và nữ | Khu Quế Hoa |
20 | Chợ phục trang làm nông Lưu Hương (LIU SYAN) | Tất chân, đồ vải cho nam và nữ | Chợ bán buôn Lưu Hương, đường Hoàn Thị Tây |
21 | Váy cưới phương Tây, đường chính Giang Nam | Váy cưới | Đường Giang Nam |
22 | Chợ quần áo thể thao sân vận động Thiên Hà | Đồng phục và giầy thể thao | Sân vận động Thiên Hà |
Hiện nay nhập hàng Quảng Châu khá dễ dàng, với những người có kinh nghiệm họ thường tự mình sang Trung Quốc để lựa chọn. Từ Việt Nam sang Quảng Châu đi lại rất dễ dàng, chi phí lại rẻ nhưng để bắt đầu cuộc hành trình đi qua đó, bạn cần chuẩn bị những thứ cần thiết. Bạn có thể tham khảo một số bài viết trước trên blog để có kinh nghiệm đầy đủ khi lấy sỉ quần áo Quảng Châu.
Đọc thêm: Tổng hợp các nguồn hàng quần áo Quảng Châu giá sỉ cho shop online
2. Sỉ quần áo Thái Lan – Nguồn hàng quần áo giá rẻ chất lượng
Thái Lan cũng là địa điểm săn quần áo quen thuộc của các chủ shop Việt. Mặc dù số lượng hàng thấp, ít địa điểm hơn so với Quảng Châu nhưng tâm lý chuộng hàng Thái bởi chất lượng tốt, giá thành rẻ cũng khiến Thái Lan thành địa điểm quen thuộc. Một số địa điểm bạn có thể tham khảo:
Chợ cuối tuần Chatuchak: Chỉ mở vào cuối thứ 6 và thứ 7, chủ nhật. Đây là thiên đường với dân kinh doanh hàng sỉ từ khắp nơi trên thế giới. Khu chợ này bày bán rất nhiều thứ, không chỉ là quần áo và đặc biệt mỗi gian hàng sẽ có một phong cách khác nhau, ví dụ cửa hàng váy, cửa hàng quần jean, trang phục biểu diễn, quần áo bụi bặm.
Chợ Pratunam: Đây là khu chợ không thể thiếu với những người đi nhập sỉ quần áo Thái Lan. Người Việt nhập hàng tại khu chợ này rất nhiều nên người bán đều biết một chút tiếng Việt.
Chợ Bobae Tower: Nằm gần ga Hua-lam-phong, trung tâm này khá khó đi, bạn sẽ phải sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để tới. ở Bobae, bạn có thể tìm những món đồ cực rẻ đặc biệt là áo thun, quần jean, quần áo từ tơ tằm, quần áo dành cho teen
Trung tâm mua sắm Platinum: Gồm 2 khu A và B chuyên bán hàng sỉ quần áo. Trung tâm có phân khu bán quần áo rõ ràng và giá không cao hơn so với những địa điểm trên. Nếu bạn muốn mua ở nơi thoáng, mát mẻ, bố trí gian hàng dễ tìm thi nên đến đây.
Một số lưu ý:
- Các chợ và trung tâm mua sắm ở Thái Lan thường mở cửa trễ từ 10h sáng.
- Khi đến phải tìm ngay chỗ phát bản đồ miễn phí nếu không sẽ bị lạc.
- Yêu cầu người bán xuất hóa đơn để làm thủ tục hoàn thuế tại hải quan sân bay. Đồng thời lấy namecard cửa hàng cho lần mua sau.
- Mua nhiều các cửa hàng sẽ có dịch vụ ship. Lần đầu mua có thể không được giảm giá lớn nhưng hãy kiên nhẫn.
Đọc thêm: Kinh nghiệm đi đánh hàng quần áo Thái Lan cho shop online
3. Nguồn hàng quần áo từ Singapore
Là một trong những trung tâm mua sắm hàng đầu Châu Á, Singapore luôn là địa điểm được các shop thời trang tìm đến để nhập sỉ quần áo. Khác với Quảng Châu được coi là thiên đường hàng nhái, tại Singapore có nhiều thương hiệu đẳng cấp thế giới nhưng giá cả không hề cao. Một số địa điểm bạn có thể tham khảo:
Mustafa Centre: 145 đường Syed Alwi: Đây là địa điểm mua sắm lớn nhất và giá rẻ tại Singapore, mở cửa 24h mỗi ngày. Để mua sỉ quần áo, bạn đến tầng hầm 1 và 2. Hàng rất đa dạng từ đồ cho nam giới, phụ nữ, thời trang công sở, đồ thể thao…
Bugis Street: 3 New Street Bugis, Singapore 188868. Thiên đường mua sắm, luôn cập nhật những mẫu thời trang mới nhất. Hàng quần áo có cả trên 3 tầng lầu, từ thời trang nam, nữ, đồ bơi, đồ lót…
Lucky Plaza: 304 Orchard Road, Singapore 238863
Far East Plaza: 14 Scotts Road, Singapore 228213. Hàng hóa ở đây chủ yếu là quần áo và đặc biệt bạn có thể thoải mái mặc cả.
Trung tâm mua sắm Anchorpoint: 370 Alexandra Road, Singapore 159953
Đọc thêm: 5 Địa chỉ nguồn hàng giá rẻ và chất lượng bậc nhất tại Singapore
Trên đây tôi đã liệt kê chi tiết 3 địa điểm lấy hàng trực tiếp từ nước ngoài phổ biến cho các shop kinh doanh tại Việt Nam. Một lưu ý nhỏ là các bạn cần tham khảo kỹ trước khi nhập, đặc biệt với người mới khởi nghiệp nên nhập thành nhóm với người đã sành sỏi.
Ngoài 3 nước kể trên, các cửa hàng quần áo hiện nay cũng nhập hàng từ Nhật Bản, Âu Mỹ, Pháp, Hàn; tuy nhiên hình thức nhập chủ yếu là thông qua website, đơn vị trung gian hoặc nhờ người thân từ nước ngoài chuyển về. Bởi chi phí di chuyển, ăn ở quá đắt đỏ nên không ai sang nhập hàng trực tiếp.
Một vài mẹo cần biết khi nhập nguồn hàng quần áo từ nước ngoài
Hiện tại, có rất nhiều người đang tự tìm và nhập hàng từ nước ngoài về bán hàng online trên website thời trang của mình, nhất là các mặt hàng quần áo thời trang, thay vì nhập lại gián tiếp từ các mối buôn trong nước. Tuy nhiên, nhiều người đang gặp vướng mắc liên quan đến nhập khẩu hàng hoá, đối phó với hải quan và nộp thuế nhập khẩu. Quá trình này dường như phức tạp lúc ban đầu nhưng không phải thực sự quá khó khăn khi bạn đã trải qua quá trình này một lần.
Nhập khẩu quần áo từ nước ngoài là cách tốt nhất để có được sản phẩm chất lượng với giá gốc thấp nhất có thể. Nhưng với tất cả những điều tốt đẹp đó, có một số vấn đề hậu cần bạn phải thực hiện đúng đắn để có được thành công đó. Sau đây là những gì bạn cần làm khi nhập khẩu hàng hoá và hàng may mặc từ nước ngoài và một vài lời khuyên về việc làm thế nào để hàng hóa của bạn được vận chuyển trực tiếp đến nơi bạn kinh doanh được thuận lợi nhất.
1. Nhập hàng
Hầu hết các nhà cung cấp ở nước ngoài sẽ không bắt đầu sản xuất sản phẩm cho đến khi bạn đặt hàng và phải đặt cọc trước một khoản tiền nhỏ đủ để trang trải các chi phí nguyên vật liệu. Tùy thuộc vào tính chất của các mặt hàng quần áo mà quá trình nhập hàng đơn giản hay phức tạp, thời gian sản xuất nhanh hay chậm. Bởi rất ít khi có 1 nhà cung cấp nào tích trữ 1 số lượng hàng tồn kho lớn để bạn lựa chọn, hoặc có thể đó là mẫu mà bạn không ưng.
Do đó bạn phải lên kế hoạch trước nếu muốn nhận được hàng và mẫu mã theo đúng kế hoạch của mình. Ví dụ, lần đầu đặt hàng nhà cung cấp mất 3 tháng mới chuyển lô hàng cho bạn thì những lần sau bạn có thể dựa vào đó để lên kê hoạch đặt hàng.
2. Số lượng hàng mua tối thiểu
Ngoài ra, khi đặt hàng tại nước ngoài, số lượng sản phẩm tối thiểu bạn cần đặt là không hề nhỏ. Mỗi nhà sản xuất sẽ đưa ra mức đơn hàng tối thiểu của họ, nhưng tốt nhất bạn không nên hỏi trước khi đặt hàng. Bạn nên đặt hàng một đơn với số lượng lớn ban đầu vừa giúp nhà cung cấp quan tâm “chăm sóc” bạn nhiều hơn, và giá mua ngay từ ban đầu sẽ được chiết khấu cao hơn kể cả những đơn hàng sau bạn có đặt với số lượng ít hơn 1 chút.
3. Chính sách thanh toán
Hầu hết tất cả các nhà sản xuất đều mong muốn được thanh toán qua hình thức chuyển khoản. Thông thường, bạn cần phải đặt cọc trước một số tiền nhất định để trang trải các chi phí ban đầu và sau đó thanh toán nốt khi hàng được xuất xưởng. Ngoài ra sẽ có dịch vụ bảo lãnh đi kèm trong qua trình thanh toán, nhưng nói chung, giao dịch sẽ nhanh hơn nhiều khi có sự tin tưởng giữa bạn và nhà cung cấp Tất nhiên, bạn sẽ phải thiết lập sự tin tưởng này theo thời gian.
4. Kiểm soát chất lượng
Chất lượng là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Nói chung, bạn sẽ mất một vài lần mua hàng, phản hồi và điều chỉnh để có được sản phẩm theo đúng ý muốn của mình.
5. Rào cản ngôn ngữ
Khi đặt hàng quần áo nước ngoài, đương nhiên nhà cung cấp không thể giao tiếp với bạn bằng tiếng Việt. Nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần duy trì thông tin liên lạc qua chat, email mọi thứ sẽ trơn tru hơn nhiều. Ví dụ, khi đặt hàng Trung Quốc, bạn có thể sử dụng các công cụ dịch để chat và trao đổi với các nhà cung cấp, với các nước khác thì hầu hết các nhà cung cấp có thể đọc tiếng Anh. Trao đổi qua cách viết sẽ dễ hiểu hơn nhiều so với sử dụng ngôn ngữ nói nếu bạn chưa thực sự thành thạo.
6. Vận chuyển hàng
Sau khi hoàn tất quá trình sản xuất, hàng hóa sẽ được xuất xưởng và vận chuyển đến địa chỉ của bạn. Có 3 cách chính để bạn vận chuyển hàng hóa của mình về nước, bằng đường hàng không, đường biển và đường bộ.
Nhưng trước khi bắt đầu kế hoạch vận chuyển, bạn cần yêu cầu các giấy tờ sau từ phía nhà cung cấp của mình. Đó là những giấy tờ cần thiết cho việc thông quan hàng hóa.
- Hóa đơn thương mại khai báo của các mặt hàng
- Danh sách đóng gói những sản phẩm bạn nhập khẩu
- Bảng chi tiết loại hàng hóa để hải quan có thể xác định được dễ dàng hơn
- Hóa đơn vận chuyển
- Vận chuyển hàng hóa đường hàng không là lựa chọn đơn giản nhất nhưng chi phí vận tải tốn kém nhất so với các hình thức vận chuyển khác.
- Vận chuyển bằng đường biển có phần phức tạp hơn, nhưng hoàn toàn đáng giá nếu bạn đang nhập khẩu một khối lượng hàng hóa lớn. Bạn sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với vận chuyển bằng đường hàng không.
- Vận chuyển bằng đường bộ làm mất khá nhiều thời gian nhưng sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí cho khâu vận chuyển.
Mẹo để vận chuyển hàng hóa từ đường biển là thuê một đại lý hải quan tốt. Điều này là hoàn toàn cần thiết đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên bạn nhập khẩu bằng đường biển. Đừng cố gắng tự làm theo ý mình trừ khi bạn biết chính xác những gì bạn đang làm.
Trên đây là các mối lấy sỉ quần áo nước ngoài mà bạn có thể tham khảo và những kinh nghiệm khi nhập hàng nước ngoài hữu ích cho các chủ shop kinh doanh quần áo. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ không phải loay hoay với câu hỏi Muốn mở shop quần áo lấy hàng ở đâu hay Bán quần áo online nhập hàng ở đâu nữa nhé! Chúc bạn thành công!