Chia sẻ của banker cho KH có ý định vay ngân hàng mua nhà đất

Bài viết này mình mang tính chất chia sẻ trên cái nhìn cá nhân, so sánh phân khúc ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước đang có trên thị trường cho vay thế chấp.

[toc]

Về lãi suất cho vay của ngân hàng

Tiêu chí so sánh đầu tiên là lãi suất thấp, tiếp đến là cách thanh toán theo dạng gì, tính ổn định lãi suất sau khi hết thời gian khuyến mãi lãi suất, chi phí xử lý hồ sơ,…

Nói đến lãi suất tốt thì việc chọn ngân hàng nước là chuyện tất yếu. Hiện tại có những bank cho vay thế chấp lãi suất tốt theo thứ tự như: Standard Chartered (SCbank), Shinhanbank, Hongleongbank, HSBC, Wooribank…kèm điều kiện cho vay thì sẽ chuộng lương qua tài khoản, nguồn thu từ cho thuê nhà. Chi tiết từng bank sẽ được cập nhật sau.

Khu vực tài sản nhận thế chấp chỉ tại các tỉnh thành lớn như: HCM, Hà Nội và vài tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai chỉ hạn chế trong vài huyện, xã.

Các bank trong nước thì đa phần xét tài sản thế chấp là yếu tố quyết định 80-90%. Tài sản thế chấp thì rộng hơn, ở đâu có chi nhánh ngân hàng thì ở đó có khoản vay

vay ngan hang mua nha

Phương án trả nợ ngân hàng của các bank

Cách trả nợ ( đối với bank nước ngoài và vài bank trong nước): trả gốc và lãi hằng tháng. Ví dụ: Với HSBC thì có 2 lựa chọn: Gốc chia đều & lãi trên dư nợ hằng tháng, Hoặc đóng cố định 1 số tiền trong đó gốc tăng dần & lãi giảm dần, Standard Chartered: thì chỉ có cách thứ 2, Shinhan & Wooribank, HLB (Hongleongbank) thì chỉ có cách 1.

Không có cách thanh toán nào là hoàn hảo mà là tùy nhu cầu mỗi người để tìm sự thích hợp để lựa chọn. Thường những ai có nguồn thu nhập ổn định và vay ngắn hạn sẽ chọn cách 1 để trả nợ gốc được nhiều. Những ai có nguồn thu chưa ổn định và thích trữ tiền để xoay vòng vốn hay có kế hoạch vay trung, dài hạn thì chọn cách 2 vì số tiền trả bank dễ thở hơn.

Đa số ngân hàng trong nước sẽ chọn cách 1 hoặc hỗ trợ đặc biệt cho trả lãi và ân hạn gốc trong thời gian nhất định nào đó.

Lãi suất các ngân hàng sau thời gian khuyến mãi và chi phí xử lý hồ sơ

  • Lãi suất sau thời gian cố định (khuyến mãi lãi suất): các bank nước ngoài sẽ có những câch tính khác nhau và biên độ khác nhau, thường thì dao động trong khoảng 10 – 11%/ năm. Các ngân hàng thương mại cồ phần thì cao hơn 1-2%.
  • Chi phí xử lý hồ sơ: 100% bank nước ngoài sẽ giao cho bên thứ 3 làm tất cả các bước định giá tài sản, công chứng thế chấp và đăng bộ, phí bảo hiểm, nên chi phí sẽ cộng thêm từ 5 triệu – 10 triệu tùy tỉnh thành.

Ngân hàng trong nước thì đa phần sẽ có bộ phận thẩm định nội bộ, phí thấp. Bước công chứng thế chấp và đăng bộ sẽ do nhân viên ngân hàng hỗ trợ. Người vay sẽ tiết kiệm được chút chi phí.

so sanh nen vay ngan hang nuoc ngoai hay trong nuoc

Bài viết kinh nghiệm vay ngân hàng

  • Khi nào thì nên vay ngân hàng mua nhà? Những điều cần chú ý
  • Quy định của ngân hàng về vay mua đất dự án hoặc mua đất của cá nhân

So sánh các ngân hàng cho vay có thế chấp tài sản

Động lực để mình chia sẻ kinh nghiệm đơn giản là cho những bạn chưa hiểu về bank, đặc biệt các bạn đang làm môi giới bất động sản, tiếp đến là khách hàng có nhu cầu vay, tiếp đến là có thể kết nối những bạn có sự đam mê với nghề lại với nhau.

Mình nhớ lại cách đây 3 năm khi mình làm ở bank Hàn Quốc, khi sếp mình mời sàn bất động sản đến giao lưu và chia sẻ, thì mình mới biết rằng các bạn thật ra là trang giấy trắng về bank, hoăc có biết chút chút nhưng không có sự tổng quát về các bank nào là phù hợp với khách hàng nào. Vì vậy mình dành bài này đến các bạn nhé, chúc các bạn hiểu khách và giới thiệu được đúng với đối tác bank của mình.

Đối tượng khách hàng vay chia làm 2 nhóm như sau:

– Đi làm công ăn lương:

  • Chuyển lương qua tài khoản thì ưu tiên bank nước ngoài như Standard Chartered, Hsbc, Hongleong bank,…
  • Tiền mặt: Shinhanbank, Standard Chartered, Hongleong,… và tất cả ngân hàng trong nước.

– Tự doanh:

  • Hộ kinh doanh cá thể: Shanbank, Hongleongb và tất cả bank trong nước.
  • Công ty TNHH, cổ phần: nếu báo cáo có lợi nhuận thì bank nào cũng dc, lỗ thì từ chối nhen hoặc đưa bank trong nước xem xét từng trương hợp cụ thể.

Tài sản thế chấp được phân chia thành 2 dạng như sau:

  • Nhà dự án: chủ đầu tư liên kết bank nào thì cứ chơi với sale bank đó. Muốn thêm ngân hàng khác cũng không thể.
  • Nhà/ chung cư đã có sổ: với bank nước ngoài sẽ được vay max 70% / giá trị công ty ĐỊNH GIÁ. Bank trong nước thì 80_90%/ giá định nội bộ.

tai san the chap khi vay ngan hang

Phân chia theo mục đích vay ngân hàng

  • Đa phần bank nước ngoài chuộng vay mua nhà hình thành trong tương lai, nghĩa là thế chấp chính căn nhà khách sẽ mua hoặc hoàn tiền mua nhà đó trong vòng 6-12 tháng tùy bank.
  • Những mục đích vay khác như sửa nhà, mua nhà/ đất khác, xây nhà, …thì có hạn mức vay hạn chế hơn.

Lịch sử quan hệ tín dụng từ 3 – 5 năm gần đây

Thường các bank chỉ cho nhóm nợ 1, 2 (nợ từ 10 – dưới 30) ngày. Từ nhóm 3 trở lên ( từ 30_ dưới 90 ngày) thì đa phần không cứu hồ sơ.

Dư nợ thẻ vay hiện tại

Hay goi là DIR, DBR, DSR,…đều hiểu là số tiền cần đóng vay tín chấp & thế chấp & thẻ tín dụng/ thu nhập HẰNG THÁNG. Chỉ số này thường không quá 60 – 70%. Tùy thu nhập khách, tùy giá trị tài sản mà mỗi bank sẽ có con số cụ thể.

Nên bạn thấy KH nào đang nợ nhiều quá / thu nhập thì ho sẽ cần biết phải tất toán bớt dư nợ đi nhé. Thường sale bank sẽ là người tư vấn khách.

Hồ sơ vay ngân hàng

(mình sẽ chi tiết 1 bài khác nhé)

Nguồn: Facebook – Group An Cư

https://giaphucland.com/tin-tuc/thu-tuc-nha-dat

Bài viết cùng chuyên mục nên xem

  1. Khi nào thì nên vay ngân hàng mua nhà? Những điều cần chú ý
  2. Các yếu tố quyết định thành công của việc đầu tư bất động sản
  3. Hiểu đúng về thời hạn sử dụng đất 50 năm để tư vấn khách hàng
  4. Công thức tính 1km2 bằng bao nhiêu ha? 1km2 = bao nhiêu m2
  5. Đặt cọc mua bán nhà đất online và những điều cần chú ý