Chỉ số ROS là gì? Cách cải thiện chỉ số ROS trong kinh doanh

Chỉ số ROS được biết đến như một trong những chỉ số quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá về hiệu quả kinh doanh. Trong bài viết này, Sapo.vn sẽ chia sẻ với bạn về chỉ số ROS là gì và cách xác định chỉ số ROS.

1. Chỉ số ROS là gì?

ROS (Return On Sales) là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Chỉ số này sẽ giúp chủ kinh doanh đánh giá được 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. 

Công thức tính chỉ số ROS: 

ROS = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần x 100% 

Ý nghĩa của chỉ số ROS:

Chỉ số ROS thể hiện hiệu quả trong quản lý và kiểm soát chi phí của doanh nghiệp, đặc biệt là đánh giá quản lý chi phí trong bán hàng, quản lý doanh nghiệp, tạo ra doanh thu lớn nhất với chi phí tối thiểu.

Chỉ số này càng lớn thì chứng tỏ, doanh nghiệp đang hoạt động càng tốt và có khả năng sinh lời cao. Cùng với đó, chỉ số ROS tăng cũng sẽ chứng tỏ doanh nghiệp của bạn sử dụng chi phí hiệu quả. 

  • ROS âm: Doanh nghiệp đang trong tình trạng thua lỗ, điều này chứng tỏ nhà quản lý đang không kiểm soát được chi phí cho hoạt động kinh doanh. 
  • ROS dương: Điều này thể hiện rằng doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh có lãi. Đặc biệt, nếu ROS càng lớn thì càng thể hiện được rằng doanh nghiệp đang hoạt động tốt. 

Tuy nhiên, để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên chỉ số ROS thì cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành nghề để đưa ra đưa ra được sự đánh giá chuẩn nhất. 

chỉ số ros là gì

2. Cách đánh giá chỉ số ROS là gì?

Mỗi ngành sẽ có chỉ số ROS trung bình ngành khác nhau nên doanh nghiệp chỉ nên đánh giá chỉ số ROS dựa trên trung bình ngành. 

Ngoài ra, nếu chỉ số ROS đứng độc lập thì ROS sẽ được đánh giá như sau:

ROS > 10% là một công ty mạnh

Một doanh nghiệp muốn bền vững thì việc duy trì chỉ số ROS ổn định là điều cần thiết. Hoặc chỉ số này cần gia tăng theo thời gian trong khoảng 3-5 năm. Nếu theo lý thuyết, ROS âm là làm ăn thua lỗ và thường là chỉ số xấu thì trên thực tế, điều này không phải lúc nào cũng có nghĩa là xấu. 

Ví dụ có nhiều doanh nghiệp tuyên bố lỗ trong nhiều năm liên tục nhưng đến một thời điểm, họ vẫn bán lại thương hiệu của mình với giá rất cao. Đây được xem như một chiến lược đặc biệt của công ty “Tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp”.

Trên thực tế, chỉ số ROS nên được xem xét và đánh giá trong 3-7 năm thay vì 1 năm bởi khi doanh nghiệp đúng chu kỳ kinh doanh tốt thì lợi nhuận tăng rất nhanh, còn khi hết chu kỳ thì lợi nhuận sẽ giảm rất mạnh. 

Xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Cách tính lợi nhuận ròng chuẩn xác nhất

3. Mối quan hệ của ROS, ROA với ROE

ROA là gì?

ROA là tỷ số lợi nhuận trên sàn, thể hiện mối quan hệ giữa mức sinh lợi của công ty so với chính tài sản của nó. Dựa vào ROA, doanh nghiệp có thể biết được hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để thu lợi nhuận. 

Nói một cách cụ thể, chỉ số ROA cho ta biết, với 100 đồng đầu tư vào tài sản thì công ty đó thu về được bao nhiêu lợi nhuận. Đây chính là hiệu suất chuyển hóa lợi nhuận và ROA cần lớn hơn 10%.

ROA là gì

ROE là gì?

ROE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận trên vốn. Chỉ số này thể hiện mức độ hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp. 

Chỉ số ROE sẽ cho ta biết, với 100 đồng vốn góp vào công ty, mỗi năm ta sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ số ROE cần đạt trên 10% hoặc 15%.

3 chỉ số ROS, ROA và ROE là 3 chỉ số giúp đánh giá công ty của bạn có hoạt động hiệu quả hay không. ROS là lợi nhuận/ doanh thu được tính dựa vào hoạt động kinh doanh còn ROA, ROE thì căn cứ ở bảng cân đối kế toán. Các chỉ số này nên có mức độ tương đồng về mặt xu hướng với nhau. 

Bên cạnh đó, chỉ số ROS và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Vì vậy, khi đánh giá chỉ số này, người phân tích tài chính sẽ thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản. 

Trong đó:

  • ROS = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần
  • Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản
  • ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản
  • ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

Từ điều này có thể thấy rằng, nếu vòng quay tài sản không đổi, chỉ số ROS tăng sẽ giúp ROA tăng tương ứng. Khi này, doanh nghiệp sẽ được nhận xét là quản lý tốt chi phí trong kỳ và ngược lại. 

4. Những lưu ý để cải thiện chỉ số ROS là gì?

Việc đánh giá, kiểm soát các yếu tố tác động đến chỉ số này và xây dựng chiến lược phù hợp để tối ưu hóa chỉ số ROS là điều vô cùng quan trọng. Bởi trên thực tế, ROS tăng sẽ chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang tối ưu các khoản chi phí. Khi này, doanh nghiệp cần lưu ý một số yếu tố để cải thiện chỉ số ROS.

  • Đẩy mạnh doanh thu

Đối với yếu tố này, hãy cố gắng đánh giá xem chính sách bán hàng hiện tại đã phù hợp hay chưa, từ đó xây dựng chính sách bán hàng và tạo điều kiện để nhiều khách hàng có thể mua hàng, từ đó thúc đẩy việc tăng trưởng doanh số bán hàng một cách hiệu quả. 

Cùng với đó, nâng cao chất lượng cũng như đa dạng hóa sản phẩm và tạo sự khác biệt để cạnh tranh với đối thủ, nâng cao lượng sản phẩm bán ra và có kế hoạch tăng giá bán hiệu quả. 

Xem thêm: Tăng gấp đôi doanh thu với 3 chiến lược giá từ “Hiệu ứng chim mồi”

  • Chu kỳ sống của sản phẩm

Đối với chu kỳ sống của sản phẩm, chủ kinh doanh có thể đánh giá chi tiết dựa trên 4 giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm: Giai đoạn giới thiệu sản phẩm, Giai đoạn tăng trưởng, Giai đoạn bão hòa, Giai đoạn suy thoái. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng cải thiện doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp. 

chu kỳ sống của sản phẩm
  • Kiểm soát tốt chi phí

Doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt chi phí bằng cách giảm chi phí tồn kho sản phẩm hoặc nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm. Cùng với đó là đánh giá nhà cung cấp để xem xét về chi phí có thể giảm. Tăng đơn hàng, tận dụng công suất của thiết bị bằng cách ưu tiên đơn hàng số lượng lớn và chấp nhận mức giá thấp hay cho thuê. 

  • Yếu tố khách quan bên ngoài

Đối với việc xác định yếu tố khách quan bên ngoài, doanh nghiệp có thể tiến hành khảo sát, nghiên cứu thị trường để phân tích các yếu tố ảnh hưởng một cách chính xác như:

  • Từ người tiêu dùng: Các yếu tố như thu nhập, nhu cầu mua sản phẩm cần thiết, nhu cầu đối với sản phẩm tương đối cần thiết và nhu cầu mua sản phẩm là hàng xa xỉ. 
  • Nguyên nhân từ đối thủ cạnh tranh: Giá tốt hơn, sản phẩm nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng hơn, chính sách bảo hành tốt hơn,…
  • Nguyên nhân từ Nhà nước như chính sách thuế, ưu đãi,…

Trên đây là những yếu tố quan trọng về chỉ số ROS là gì và cách tính ROS mà Sapo muốn chia sẻ với bạn. Chúng tôi hy vọng rằng những chia sẻ trên có thể giúp bạn tối ưu chỉ số ROS và nâng cao hiệu quả công việc một cách tốt nhất.

Xem thêm: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp