Đất bị chồng ranh và cách xử lý thực tế

Chả là trước đó mình mua thửa đất được tách từ thửa đất lớn của chủ (có biên bản đo đạc đàng hoàng). Sau đó đi công chứng ra sổ cho mình cũng y như vậy…( Có hình trên sổ đất).

Lúc đó, mình mua đất tính tiền theo m2…tức là diện tích thực tế trên sổ bao nhiêu thì mình trả bấy nhiêu! Việc cắm mốc, ranh giới…là do chủ đất thuê nhân công làm… và mình ko để ý vì cũng là chỗ quen biết, tin tưởng.

Tiếp sau đó thì mình bán thửa đất đấy cho người khác. Việc mua bán dựa trên thông tin sổ đỏ mình được cấp và bàn giao đất theo như hiện trạng mốc ranh ban đầu, không có đo đạc gì thêm.

Sau khi hoàn tất mua bán đất với bạn kia xong thì chủ đất cũ có bán tiếp phần còn lại của thửa đất cho mình. Lúc đó mình có cho đo đạc lại thửa đất muốn mua thì phát hiện thiếu mất chiều rộng mặt tiền khoảng 0.9m.

Mình nghĩ có thể lô đất cũ đã bán cho bạn kia có diện tích không chính nên kéo thước đo lại phần đất đó thì thấy bên đó dư ra 0.7m so với bản vẽ trên sổ cũng như trên hồ sơ đo đạc.

Khi đó mình có liên hệ với bạn đó để đo đạc, xác định lại mốc ranh giới cho đúng thì bạn ấy không chịu. Lý do:

  • Khi đi xem đất mua thấy cọc ranh đất tại vị trí đó rồi nên nghĩ là đất rộng như vậy mới mua. ( Bạn ấy tự đo, không phải đo trước mặt mình.)
  • Biện giải 12 m mặt tiền giáp đường phải là vuông góc như ranh cuối đất, chứ ko phải 12m như trong biên bản đo vẽ.

Mình có giải thích là hình vẽ đất trên sổ như nào, diện tích như nào thì mình bán như vậy, chứ làm sao mình bán được đất theo như ý của bạn đó được. Thế nhưng họ vẫn khăng khăng ko chịu xác định lại ranh giới theo như hình và bảo mình lừa gạt, rồi đệ đơn kiện mình lên xã.

ban ve do dac hien trang dat
Theo mọi người, trong trường hợp này ai đúng ai sai. Và kết quả giải quyết của UBND xã sẽ như thế nào?.

Đây cũng là bài học kinh nghiệm đầu tư đất cho mọi người, phải đọc kỹ sơ đồ thửa đất và xác định ranh giới chính xác khi giao nhận đất. Tin tưởng là tốt nhưng cẩn thận vẫn hơn. Và nhớ giữ lại tất cả giấy tờ mua bán, đặt cọc..v..v…đến khi nào hư hỏng thì thôi vì có lúc bạn sẽ cần đến nó đấy!.

Xem thêm bài viết tư vấn pháp luật nhà đất

  • Rủi ro khi đặt cọc công chứng và hướng giải trong quyết thực tế
  • Đặt cọc mua bán nhà đất online và những điều cần chú ý

Ý kiến thảo luận đất bị chồng ranh

Ý kiến 1: Theo mình thì trường hơp mua đất ranh chồng ranh là chuyên rất binh thường. Ví dụ như bạn là ngươi xa, mua đất của chủ đất nhưng không ở và không sử dụng thì vô hình chung lâu ngày hàng xóm xây nhà lấn ranh là chuyện có thể xảy ra. Sau này bạn về đất đó và muốn cất nhà nhưng khi đo không đúng như sổ, lúc đó mới biết hàng xóm lấn ranh thì việc không hòa giải được thì đưa ra ủy ban để tự bảo vệ mình. Nhờ chính quyền can thiệp chứ đâu còn cách nào khác.

Ý kiến 2: Giấy tờ thì đúng mà sai là do lúc cắm cây cọc, ông kia thấy dư được 0.7m thì tham (sau này xây dựng nó không đúng hiện trạng thì bạn kiện khôn cho hoàn công, đau à.  Mà bạn thì cũng lỗi một phần do chủ quan không đo lại, hoà giải là phương án tốt nhất, không được thì ông kia cũng thua thôi vì căn cứ giấy tờ chứ không phải cây cọc, kêu địa chính xã tất cả vào đo vẽ cắm lại ranh hết, 3 mặt một lời cho đời tử tế, chúc bạn mau giải quyết xong!

Ý kiến 3: Sai sót phát sinh trong quá trình cắm cọc, thay vì đo đường chéo thì lại đo theo đường vuông góc. Ngưòi mua nói cùn thôi, có thể mục đích của họ là đòi lại tiền của phần chênh lệch này. Tuy nhiên vụ này thì bạn nắm pháp lý nên ko có gì phải ngại.

Hướng giải quyết thực tế khi đất bị chồng ranh

Trước hết, để tránh trường hợp chồng ranh xảy ra thì khi đi mua đất phải xác minh ranh giới đó với chủ đất liền kề, xem họ có đồng ý hay không, bởi vì 1 số chủ đất muốn bán được BĐS của mình thì cắm đại cọc ranh giới mà không có sự đồng ý của chủ đất liền kề, làm vậy thì đến khi mình xây rào hay bờ tường thì chủ đất liền kề sẽ không chịu, mình sẽ bị mất đất.

Còn nếu TH đã lỡ xảy ra tranh chấp ranh giới thì mọi người có thể tham khảo các bước sau:

Bước 1: xác định ai là người giải quyết vấn đề khi xảy ra tranh chấp.

Theo điều 175 Bộ luật dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các BĐS:

“Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp. Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.”

Bước 2: Thỏa thuận được với chủ đất liền kề về phần đất giáp ranh, thoả thuận được cần điều chỉnh diện tích đất, có văn bản ký giáp ranh để có hồ sơ lưu + chủ đất kế bên sẽ ký vô văn bản đó -> để mình có hồ sơ địa chính. Sau này chủ đất kế bên có bán đất cho người khác, và người đó lại tranh chấp với mình nữa thì mình sẽ có cơ sở, có pháp lý để giải thích rằng đất đó của mình chứ không tranh chấp.

Bước 3: Nếu không thỏa thuận được thì sẽ được hòa giải bởi Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 4: Nếu vẫn không thể hòa giải được thì sẽ đâm đơn kiện ra tòa án nhân dân huyện vì: Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Sau khi tòa án nhân dân huyện giải quyết sẽ ra bản án và bản án này là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứ không phải của địa chính (Địa chính chỉ đo khi có ranh mốc rồi, chứ chưa có ranh mốc thì chưa có cơ sở để đo, địa chính sẽ không thể giúp đòi lại quyền lợi trong trường hợp này)

Tóm lại, nếu có tranh chấp về ranh giới thì bước đầu tiên sẽ phải thỏa thuận, không thỏa thuận được thì phải hòa giải, không hòa giải được thì phải thưa kiện và giải quyết theo tòa. Nên để tránh phức tạp xảy ra, trước khi đầu tư ACE nên giành thời gian xác minh ranh giới với chủ đất liền kề.

Nguồn: Sưu Tầm

https://giaphucland.com

Bài viết cùng chuyên mục

  1. Bạn đầu tư đất Bảo Lộc vì thích hay vì lợi nhuận?
  2. Chia sẻ thời điểm nào nên mua nhà và lúc nào thì nên bán nhà