Chiêu lừa đảo đánh tráo sổ đỏ giả và cách phòng tránh rủi ro

Ngày nay, công nghệ làm các giấy tờ rất tinh vi và khó phát hiện, các đối tượng lừa đảo thường tìm con mồi lớn tuổi, ít nhận thức pháp luật, nhẹ dạ cả tin… để đánh các phi vụ lớn. Trong đó, chiêu lừa đảo đánh tráo sổ đỏ thật bằng sổ đỏ giả luôn được bọn chúng ưu tiên chọn lựa do giá trị bất động sản lớn. Nó khiến cho các chủ sở hữu BĐS không những không thể chuyển nhượng được tài sản của mình, còn rơi vào vòng xoáy tranh chấp đất đai mất nhiều thời gian, tốn kém tiền của và công sức.

Nội dung vụ việc tráo sổ đỏ thật thành sổ đỏ giả

Ngày 19 tháng 7, Bà Nguyễn Thị Năng ( Quận Tân Bình ) đến Phòng Công Chứng số 7 chứng nhận hợp đồng bán lô đất tại Quận Bình Tân có diện tích được công nhận là 197m2 với giá 3 tỷ đồng. Khi tiếp nhận hồ sơ, Công chứng viên kiểm tra các giấy tờ như giấy chứng minh nhân dân, văn bản thừa kế, thông báo nộp lệ phí trước bạ… của Bà Năng đều là thật. Riêng sổ đỏ thì có dấu hiệu giả mạo.

Bấy giờ, Phòng công chứng số 7 đã tạm giữ giấy tờ, chuyển yêu cầu xác minh thông tin đến Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận Bình Tân (CN VPĐKĐĐ quận Bình Tân). Lúc này, Bà Năng cũng đến ngay CN VPĐKĐĐ quận Bình Tân để tìm hiểu vì sao Sổ Đỏ của mình lại bị nghi là giả.

Thật bất ngờ, hồ sơ lưu tại đây cho thấy Sổ đỏ lô đất trên có sự cập nhật đăng ký biến động cho bên nhận chuyển nhượng là Ông Phạm Thành Vũ ở Tỉnh Tây Ninh vào tháng 2 năm 2019 . CN VPĐKĐĐ quận Bình Tân cũng có Công văn trả lời Phòng Công Chứng Số 7 là sổ đỏ mà Bà Năng xuất trình không trùng hợp khớp thông tin sổ đỏ mà văn phòng này đang lưu trữ.

Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu giả nạo giấy tờ, tài liệu, Phòng Công chứng số 7 ( địa chỉ tại Quận 6) đã chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an Quận 6 để đề nghị nơi đây điều tra khởi tố .

Trước đó, Ngày 29 tháng 01 , một văn phòng công chứng ở Tỉnh Long An đã công chứng hợp đồng uỷ quyền cho một người giả chủ đất là Bà Năng uỷ quyền cho ông Nguyễn Trung Tài ( Quận 1) được quyền bán lô đất nói trên.

Dựa vào hợp đồng uỷ quyền này, Ông Tài đứng ra bán lô đất cho ông Phạm Thành Vũ với giá 3 tỷ đồng. Việc mua bán này được công chứng viên phòng công chứng số 5 chứng nhận ngày 01 tháng 02. Tiếp đó, Ông Phạm Thành Vũ được chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Quận Bình Tân đăng bộ cập nhật trên sổ đỏ vào ngày 21 tháng 02. Sau khi sang tên xong, Ông Vũ thế chấp lô đất trên cho ngân hàng để vay tiền và sau đó đi xoá thế chấp lấy sổ đỏ ra bán tiếp cho người khác.

Ngày 30 tháng 08, Ông Vũ đã làm hợp đồng chuyển nhượng lô đất cho người chủ mới với giá 1 Tỷ đồng. Hợp đồng chuyển nhượng này được công chứng viên phòng công chứng số 5 chứng nhận. Ngày 12 tháng 9, Chi nhánh Văn Phòng đăng ký đất đai Quận Bình Tân đã cập nhật sang tên chủ đất cho người mới.

phuong thuc danh trao so do that bang so gia

Đối tượng lừa đảo tráo sổ đỏ thật như thế nào?

Với Phương thức này, các đối tượng lừa đảo đã giả làm người đi mua đất và lấy lý do cần phải kiểm tra thông tin quy hoạch nên xin bản photo sổ đỏ, giấy tờ tuỳ thân của chủ đất… Thật ra, chúng xin bản photo về để làm giả sổ đỏ và các giấy tờ tuỳ thân. Sau đó, những đối tượng này quay lại gặp chủ đất và dùng mọi cách để xem bằng được sổ đỏ bản gốc. Chúng thường đi thành nhóm nhiều người để đánh lạc hướng, lợi dụng lúc chủ đất mất cảnh giác thì chúng tráo sổ đỏ thật và để lại sổ đỏ giả lại cho chủ đất.

Trong câu chuyện trên, đối tượng lừa đảo đã dùng hồ sơ cá nhân giả Bà Năng để ký hợp đồng uỷ quyền cho Ông Tài, hợp đồng được công chứng lại văn phòng công chứng ở Long An. Điều 42 Luật công chứng năm 2014 quy định như sau :

“Công chứng viên của tổ chức hành, Nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, Thành Phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản uỷ quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”

Như vậy, thửa đất tại Quận Bình Tân thì về lý phải được công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng ở TP HCM công chứng hợp đồng mua bán. Riêng hợp đồng uỷ quyênd cho người khác bán thửa đất đó thì có thể được công chứng bởi bất kỳ công chứng viên thuộc bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào. Vấn đề đặt ra là, tại sao các đối tượng này phải đến tận Long An?

Bài viết hay cùng chuyên mục

  • Phân tích các bước bị lùa gà mua đất giá đắt với hội chứng FOMO
  • Những chiêu trò của môi giới nhà đất thường dùng để lừa đảo khách hàng
  • Nhà đất sổ chung là gì? Có nên mua nhà sổ chung không?

Phải chăng để dễ đang qua mặt công chứng viên hay có uẩn khúc nào? Nhưng, tác giả khẳng định rằng, mục đích của các đối tượng này là muốn hợp thức hoá giấy tờ tuỳ thân của bên được uỷ quyền. Các loại giấy tờ giả chúng sử dụng đều rất giống thật, từ màu sắc, cỡ chữ cho đến con dấu…, để dễ dàng qua mặt văn phòng công chứng. Một khi đã có được hợp đồng uỷ quyền thì đối tượng lừa đảo sẽ dễ dàng đăng ký bán thửa đất đó tại Tổ Chức Hành nghề công chứng ở TP HCM, Vì Khi đó, Công chứng viên xem xét giấy tờ tuỳ thân, nhận diện khuôn mặt, vân tay của bên được uỷ quyền thông qua hợp đồng uỷ quyền đã được hợp thức hoá, còn thông tin của bên uỷ quyền (Bà Năng) thì công chứng viên chỉ có thể căn cứ vào hợp đồng uỷ quyền và sổ đỏ.

Trong câu chuyện trên, vào tháng 7, Bà Năng đã phát hiện sổ đỏ mình đang giữ là sổ đỏ giả và CN VPĐKĐĐ quận Bình Tân có trả lời là sổ đỏ đá được sang tên Ông Vũ. Nhưng, tháng 8, Ông vũ vẫn còn ký bán thửa đất cho người khác và đến tháng 9 thì sổ đỏ đã đã sang tên cho chủ mới . Điều này chứng tỏ, Bà Năng đã chậm trể trong việc gửi đơn ngăn chặn đến CN VPĐKĐĐ quận Bình Tân nên bên mua vẫn được sang tên.

Các cách phòng tránh đánh tráo sổ đỏ giả

  • Đề cao cảnh giác khi có nhiều người đến xem nhà đất cùng lúc, hỏi thông tin tới tấp. Tốt nhất nên có tối thiểu 2 người cùng tiếp khách mua.
  • Khi khách muốn xem sổ đỏ bản chính để đặt cọc thì trước và sau khi nhận lại sổ đỏ bạn phải kiểm tra thật kỹ nét mực, chữ ký sống trong sổ đỏ. Nếu Phát hiện sổ đỏ bạn đang giữ là giả thì ngay lập tức trình báo Công An và gửi đơn đến Văn Phòng đăng ký đất đai và chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất để ngăn chặn tất cả các giao dịch.
  • Nên hạn chế cho người mua xem trực tiếp sổ đỏ hoặc nếu cho xem thì luôn phải giám sát (tránh để đánh tráo).
  • Mẹo có thể ký bút chì vào sổ đỏ, khi khách xem xong trả lại thì kiểm tra xem nét bút chì đó còn hay không?
  • Đối với bên người mua, cần hết sức lưu ý và cẩn thận khi ký kết các hợp đồng nhận chuyển nhượng bất động sản thông qua hợp đồng ủy quyền để hạn chế tối đa rủi ro.

Nguồn: FB Văn Quang

https://giaphucland.com/tin-tuc/thu-tuc-nha-dat

Bài viết về kinh nghiệm đầu tư

  1. Những chiêu trò của môi giới nhà đất thường lừa đảo khách hàng
  2. Rủi ro khi đặt cọc công chứng và hướng giải quyết thực tế
  3. Bài học 1: Mua nhà đất ở VN – đã công chứng sang tên vẫn bị lừa tiền
  4. Lý do nhận nhà rồi nhưng chủ đầu tư chậm cấp sổ hồng?
  5. Đất nông nghiệp là gì? Có nên đầu tư đất nông nghiệp không?