7P trong marketing là một mô hình được phát triển từ mô hình 4P trong maketing bao gồm Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm) và Promotion (Tiếp thị). Mô hình 7P được hoàn thiện và thay đổi và phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp. Vậy 7P trong marketing là gì? Trong bài viết sau đây, Sapo Blog sẽ giới thiệu cho bạn về mô hình marketing 7P, một trong những mô hình marketing phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh hiện đại.
1. 7P trong marketing là gì?
1.1. Marketing mix là gì?
Marketing mix còn được gọi là marketing hỗn hợp gồm các công cụ tiếp thị được các doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường hiện nay.
Marketing mix được phân loại theo mô hình 4P trong đó bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (kênh phân phối), Promotion (quảng bá) được sử dụng vào hoạt động tiếp thị một hàng hóa hay dịch vụ. Tuy nhiên, theo thời gian mô hình này dần được phát triển thành marketing 7Ps theo sự cải tiến theo marketing ngày nay, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thị của thị trường giúp cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp được đẩy mạnh.
Xem thêm: Marketing Mix là gì? Vai trò của Marketing Mix với doanh nghiệp
1.2. 7P trong marketing là gì?
7P được biết đến là một phần trong chiến lược marketing mix được các doanh nghiệp hiện nay sử dụng với mục đích tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp ra các thị trường tiềm năng.
7P marketing bao gồm các gồm các yếu tố chiến lược thiết yếu được sử dụng để quảng bá thương hiệu, cụ thể: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Kênh phân phối), Promotion (Quảng bá), People (Con người), Process (Quá trình), và Physical evidence (Bằng chứng hữu hình).
2. Các yếu tố ở mô hình 7P trong marketing gồm những gì?
Mô hình 7P trong marketing là một mô hình marketing bao gồm bảy yếu tố cơ bản mà một doanh nghiệp cần xem xét khi thiết kế và triển khai chiến lược marketing cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Bảy yếu tố này là:
2.1. Product (Sản phẩm):
Yếu tố đầu tiên chính là sản phẩm. Đây là hàng hóa hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp cho thị trường. Sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, có chất lượng cao, thiết kế đẹp, bao bì hấp dẫn và có thương hiệu rõ ràng. Công ty cần nghiên cứu và phát triển sản phẩm liên tục để tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh với đối thủ, dẫn đầu ngành hàng/ phân khúc
2.2. Price (Giá cả):
Định giá sản phẩm là yếu tố quan trọng thứ hai trong mô hình marketing 7P. Đây là số tiền mà khách hàng phải trả để mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Giá cả phải phù hợp với giá trị của sản phẩm, chi phí sản xuất, chiến lược định vị và mức chấp nhận của thị trường. Công ty có thể sử dụng các phương thức định giá khác nhau như định giá dựa trên chi phí, định giá dựa trên giá trị, định giá dựa trên cạnh tranh hoặc định giá dựa trên tâm lý.
2.3 Place (Kênh phân phối):
Yếu tố thứ ba không kém phần quan trọng của mô hình 7P trong marketing là kênh phân phối. Đây là kênh phân phối mà công ty sử dụng để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng. Nơi này phải thuận tiện cho khách hàng tiếp cận sản phẩm cũng như diễn ra hành vi mua bán sản phẩm. Công ty có thể chọn các kênh phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp, sử dụng các đại lý, nhà bán lẻ, bán hàng trực tuyến hoặc bán hàng qua điện thoại.
2.4 Promotion (Quảng bá):
Tiếp theo hoạt động không thể thiếu của mô hình 7p trong marketing là quảng bá. Việc quảng bá sản phẩm được thực hiện để tăng nhận thức, thúc đẩy nhu cầu và khuyến khích mua hàng. Quảng cáo phải sáng tạo, hấp dẫn, thuyết phục và phù hợp với đối tượng khách hàng. Các công cụ quảng bá sản phẩm khác nhau như quảng cáo trên TV, trên báo, internet, các biển quảng cáo trên xe bus hay trong thang máy của các tòa nhà, PR, truyền miệng,…
2.5. People (Con người):
Chữ P thứ 5 mà mô hình 7P trong marketing hướng tới là con người. Bao gồm những người liên quan đến việc cung cấp và tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ. Người tiêu dùng bao gồm khách hàng, nhân viên, đối tác và các bên liên quan khác. Những người này có ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của dịch vụ, sự hài lòng và trung thành của khách hàng. Các doanh nghiệp cần chú ý đến việc tuyển dụng, đào tạo, động viên và giữ chân nhân viên; cũng như việc nghiên cứu, lắng nghe, hài lòng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
2.6. Process (Quy trình):
Yếu tố tiếp theo là quy trình. Đây là các bước và hoạt động mà công ty thực hiện để tạo ra và giao sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, bao gồm các hoạt động như đặt hàng, thanh toán, giao hàng, hỗ trợ khách hàng. Quy trình phải đơn giản, rõ ràng, nhanh chóng và chính xác. Công ty cần cải tiến và kiểm soát quy trình liên tục để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
2.7. Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình):
Chữ P cuối cùng trong mô hình 7P trong marketing là bằng chứng hữu hình. Đây là các yếu tố vật lý mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ấn tượng và tăng niềm tin cho khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Tại đây, khách hàng có thể nhìn thấy, cảm nhận hoặc trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Physical Evidence bao gồm bao bì, nhãn hiệu, logo, thiết kế, màu sắc, âm thanh, mùi hương, không gian, bố trí, đồ nội thất, trang phục, thái độ và hành vi của nhân viên. Với một số ngành dịch vụ có đặc thù sản phẩm vô hình thì physical evidence giúp khách hàng hình dung được về sản phẩm một cách dễ dàng, trực quan hơn. Physical evidence cũng giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Xem thêm: Những hiểu biết cơ bản về mô hình 4P trong Marketing
Mô hình 7P trong marketing được phát triển từ mô hình marketing 4P, do E. Jerome McCarthy đề xuất vào năm 1960. Mô hình marketing 4P chỉ bao gồm bốn yếu tố là Product, Price, Place và Promotion, chủ yếu áp dụng cho các sản phẩm vật lý. Tuy nhiên, với sự phát triển của thị trường và nhu cầu của khách hàng, các nhà marketing đã nhận ra rằng mô hình marketing 4P không đủ để đáp ứng các yêu cầu của kinh doanh dịch vụ. Do đó, vào những năm 1980, ba yếu tố mới được thêm vào là People, Process và Physical Evidence, tạo thành mô hình marketing 7P.
3. Vai trò của 7P trong marketing
7 yếu tố trên là một sự nâng cấp giúp giải quyết các vấn đề mà mô hình 4P chưa giải quyết được. Các yếu tố trong mô hình 7P trong marketing đã giúp doanh nghiệp có được một cái nhìn toàn diện và chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của chiến lược marketing. Bằng cách điều chỉnh và cân bằng các yếu tố này theo mục tiêu và thị trường của mình, doanh nghiệp có thể tạo ra một lợi thế cạnh tranh và tăng giá trị cho khách hàng.
Trên đây là đầy đủ các thông tin về 7P trong marketing, Sapo Blog hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và thú vị về mô hình 7P trong Marketing.