Nếu bạn đang có ý định kinh doanh quần áo trẻ em nhưng lại chưa biết nên bắt đầu từ đâu thì có thể bài viết này là dành cho bạn. Dưới đây là những kinh nghiệm kinh doanh quần áo trẻ em được KiotViet đúc kết và tổng hợp lại với hy vọng có thể giúp ích được cho các bạn phần nào.
— Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet chia sẻ đến bạn kiến thức hữu ích —
5 kinh nghiệm kinh doanh quần áo trẻ em cho người mới bắt đầu
Xem thêm:NGUỒN HÀNG QUẦN ÁO TRẺ EM cho người MỚI KINH DOANH (Phần 1)
1. Xác định tiềm năng kinh doanh
Kinh nghiệm đầu tiên trước khi bắt tay vào kinh doanh là phải xác định xem tiềm năng của công việc này đến đâu? Có đáng để đầu tư không? Với tiềm năng đấy thì nên đầu tư dàn trải đa dạng mặt hàng hay đầu tư vào một số sản phẩm ngách thôi?… Vậy xác định tiềm năng kinh doanh là xác định điều gì?
– Xác định nhu cầu mua quần áo trẻ em ở nơi bạn định kinh doanh?
Do điều kiện sống tăng lên nên nhu cầu mua sắm quần áo, đặc biệt là quần áo trẻ em cũng tăng lên đáng kể. Bố mẹ, ông bà nào cũng muốn con cháu mình được ăn ngon mặc đẹp, mà trẻ con mặc diện còn có thể trông ra được những nét đáng yêu, nên mẫu mã cũng cần phải phong phú. Việc bán quần án cho trẻ em cũng không quá khó, chỉ cần chất lượng tốt, giá cả thì tùy thuộc vào phân khúc mà bạn nhắm đền là có thể lôi kéo được khách hàng.
– Xác định xem xung quanh cửa hàng có nhiều đối thủ không?
Nếu mật độ các cửa hàng xung quanh quá nhiều thì xem họ có đông khách không? Có nhiều cửa hàng lớn, bài bản và chuyên nghiệp không hay chỉ là các cửa hàng nhỏ lẻ? Điểm mạnh, điểm yếu của các cửa hàng trên là gì? Có ngách nào mà các cửa hàng trên chưa có hay có mà làm chưa tốt hay không?…
Nếu mật độ các cửa hàng xung quanh quá ít thì tìm hiểu xem lý do tại sao. Tại vì người ta chưa phát hiện ra và chưa dám đầu tư hay tại khu vực đó nhu cầu quá ít?…
– Xác định xem nhu cầu xung quanh cửa hàng đó có tốt không?
Ngoài mật độ cửa hàng thì nhu cầu cũng là một trong những yếu tố cần khảo sát và đánh giá kỹ lưỡng. Cụ thể bạn xem mật độ dân cư khu cự đó có đông không? Kết cấu của dân số đa phần là già hay trẻ? đời sống khu dân cư có cao không? họ có thói quen mua sắm như thế nào? hiện họ hay mua quần áo trẻ em ở đâu (trên mạng hay các cửa hàng gần nhà?)?…
– Nên mở mỗi cửa hàng hay kết hợp bán online
Sau khi khảo sát nhu cầu cũng như thói quen mua sắm của khách hàng trong khu vực xung quanh và trong tỉnh, thành phố bạn đang sống thì bước tiếp theo là phân tích.
Xem thêm:Cần KHẢO SÁT GÌ trước khi mở CỬA HÀNG THỜI TRANG TRẺ EM?
Phân tích khách hàng tiềm năng? phân tích nhu cầu ẩn của khách hàng hiện tại và phân tích nguồn lực của bản thân (kiến thức về kinh doanh online, đam mê của bản thân, điểm mạnh yếu của bản thân, vốn, nhân sự…) và cuối cùng mới đưa ra quyết định chọn hướng kinh doanh nào chứ không phải cứ thích rồi chọn bừa, làm bừa.
Nếu bạn cũng không có quá nhiều thông tin và cũng không đủ nguồn nhân lực để chuẩn bị bán quần áo trẻ em online thì sao? Hãy nhờ một số người, công ty chuyên về kinh doanh, tiếp thị tư vấn xem, chi phí cũng không quá cao nhưng bạn có thể học được nhiều điều.
Kinh doanh quần áo trẻ em cần nhiều mẫu
2. Xác định nguồn vốn và chi phí
Sau bước xác định tiềm năng kinh doanh thì bước tiếp theo là xác định nguồn vốn và chi phí cần có. Từ việc cân đối xem số vốn cần đầu tư cho mô hình của mình là bao nhiêu, mình đã có bao nhiêu, có thể vay bao nhiêu…cho đến việc hoạch định các chi phí đầu tư cần chuẩn bị là bao nhiêu, có thể tối ưu nữa không…
2.1. Chi phí mặt bằng
Đa phần mọi người khi bắt đầu kinh doanh quần áo trẻ em đều phải thuê mặt bằng, chỉ một số ít là mở quán luôn tại nhà. Chi phí thuê mặt bằng tùy thuộc vào khu vực bạn thuê thuộc thành phố lớn hay ở tỉnh, thuộc khu đông dân cư hay ít mà có giá cả chênh lệch khác nhau. Nhưng dù là ở đâu thì tốt nhất là bạn nên khảo sát và ước lượng giá trước để làm phần hạch toán cho chính xác.
Cửa hàng cần gần khu dân cư mới có nhiều khách hàng ghé thăm
Mặt bằng thuận lợi là một lợi thế vô cùng lớn trong việc kinh doanh quần áo trẻ em nên khi thuê mặt bằng tốt nhất là có thể đáp ứng được cả 5 yêu cầu sau:
- – Nằm trong khu đông dân cư.
- – Có nhiều người qua lại.
- – Vị trí đắc địa.
- – Giao thông thuận lợi.
- – Giá thuê hợp lý.
Ngoài ra theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo trẻ em thì khi thuê bạn nên tìm hiểu kỹ và làm hợp đồng chặt chẽ tránh việc cửa hàng vừa ổn định thì chủ nhà không cho thuê nữa hoặc tăng giá quá cao sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn.
Xem thêm:Kinh nghiệm lựa chọn cửa hàng bán buôn quần áo trẻ em
2.2. Chi phí trang trí cửa hàng
Chi phí trang trí shop quần áo trẻ em thông thường chỉ có 2 loại chính là quầy kệ và chi phí trang trí khác.
- + Quầy kệ: Tùy phong cách thiết kế của cửa hàng mà chi phí quầy kệ có thể nhiều hoặc ít. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một chủ shop khá thành công khi mở shop quần áo trẻ em xuất khẩu là sau khi có bản thiết kế, bạn nên cân nhắc đầu tư thời gian để chọn chất liệu và chỗ đặt mua quầy kệ sao cho ít tốn kém nhất. Khi bắt đầu kinh doanh bạn nên tối ưu mọi chi phí nếu có thể.
- + Trang trí cửa hàng: Một số chi phí trang trí khác tuy không tốn nhiều tiền như quầy kệ nhưng lại cần yêu cầu mắt thẩm mỹ hơn, kỳ công hơn…và nếu biết tận dụng thì cách trang trí cửa hàng chính là cách bán quần áo trẻ em hiệu quả. Ví dụ như nếu trang trí bắt mắt hợp lý thì lượng khách hàng nhớ đến shop sẽ nhiều hơn, kích thích khách đến và mua hàng tốt hơn so với một cửa hàng không biết trang trí.
Không gian trưng bày thời trang phải thật thu hút
Xem thêm:6 lưu ý trong kinh doanh thời trang trẻ em
2.3. Chi phí hoạt động
Bạn nên hình dung nếu cửa hàng đi vào hoạt động thì sẽ cần những chi phí gì để hạch toán và chuẩn bị một lượng tiền mặt lưu động nhất là trong những thời gian đầu khi doanh thu của cửa hàng còn đang thấp.
- + Nhân viên: Cửa hàng của bạn cần bao nhiêu nhân viên? chi phí cho mỗi người/tháng là bao nhiêu? Ngoài ra, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc thuê nhân viên chính thức hay nhân viên part time hay cộng tác viên, nhất là trong thời gian đầu để tiết kiệm chi phí.
- + Quảng cáo: Chi phí quảng cáo (online và offline) là bao nhiêu/tháng? Thường bạn nên hạch toán trong vòng 6 tháng đầu khi cửa hàng chưa thể “tự nuôi nó”. Chi phí quảng cáo bao nhiêu một tháng tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố từ việc kết quả của kinh nghiệm chạy thử trên thực tế cho đến khả năng cung ứng hàng của bạn – nếu chạy nhiều, đơn hàng nhiều mà bạn không đáp ứng kịp thì sẽ mất thương hiệu.
- + Chi phí khác (điện, nước, điều hòa, phần mềm bán hàng…v.v.): Liệt kê càng chi tiết và đầy đủ càng tốt các chi phí còn lại để hạch toán cho chính xác. Chia cụ thể trong số đó chi phí nào trả 1 lần, chi phí nào trả hàng tháng để còn liên quan đến việc chuẩn bị vốn lưu động khi shop đi vào vận hành.
2.4. Địa điểm kinh doanh.
Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc ở trên đã có chi phí thuê mặt bằng rồi thì bây giờ chi phí địa điểm kinh doanh nghĩa là như thế nào. Đây có lẽ là một trong những kinh nghiệm mà chỉ những “người trong ngành” mới thấu.
Không phải nơi nào cũng có nhưng một số địa điểm ở Việt Nam mà nhất là ở các thành phố lớn, tùy thuộc vào vị trí cửa hàng của bạn mà hàng tháng bạn phải nộp một khoản tiền cho “bảo kê”, “cho công an phường”, “cho các đoàn thanh kiểm tra”… Những khoản chi kiểu “không tên” này thường được gọi chung là chi cho “địa điểm kinh doanh”.
2.5. Nguồn hàng
Chi phí cho nguồn hàng là chi phí chiếm phần không nhỏ trong tổng vốn đầu tư ban đầu. Bạn cần phân ra rõ ràng chi phí cần để nhập hàng lần đầu tiên và chi phí nhập hàng mới hàng tháng là bao nhiêu, càng cụ thể thì hạch toán càng chính xác.
Hiện nay, việc sang Quảng Châu lấy hàng đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều, bạn có thể xem video dưới đây để có thêm nhiều lựa chọn khi nhập hàng quần áo:
Hướng dẫn sang Quảng Châu đánh hàng quần áo chi tiết từng bước
Nếu bạn ý thức được tầm quan trọng của nguồn hàng thì lời kinh nghiệm dành cho bạn là bạn nên bỏ công sức và thời gian đầu tư một cách nghiêm túc để tìm nguồn hàng sao cho vừa chất lượng vừa rẻ.
Xem thêm:5 Kinh nghiệm SỐNG CÒN khi mở shop kinh doanh đồ chơi trẻ em
3. Kiến thức cần nắm vững
Kinh doanh không phải là trò chơi để bạn thử và làm lại. Tất nhiên bạn không sợ thất bại nhưng là sự thất bại khi bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng và cố gắng hết sức lực của mình chứ không phải thứ thất bại do thiếu hiểu biết, do bốc đồng, do lười nhác…
Và theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo trẻ em của các chủ shop thành công thì trước khi bước vào kinh doanh ít nhất bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một số kiến thức nền sau đây:
– Kiến thức về sản phẩm:
Không chỉ đơn thuần là chất lượng vải, mẫu mã và kiểu dáng như quần áo người lớn mà khi kinh doanh quần áo trẻ em, bạn còn cần phải biết chọn đồ theo cân nặng, chiều cao và độ tuổi của bé…
Để biết được những điều trên thì ngoài việc tìm hiểu và tham khảo trên mạng ra bạn có thể hỏi trực tiếp nơi bạn nhập hàng là vừa nhanh vừa đúng nhất vì mỗi mẫu mã thường có các số liệu khác nhau.
– Kỹ năng bán hàng, tư vấn bán hàng
Cách tư vấn cho các khách hàng mà chủ yếu là các mẹ cũng rất khác với khi bạn bán quần áo cho người lớn. Vì người mua không phải là người mặc nên nhiều khi bạn cần tư vấn kỹ hơn cho các mẹ. Ngoài ra, vì tình yêu con vô bờ bến nên nhiều khi các mẹ sẵn sàng chi rất mạnh tay nếu bạn biết cách tư vấn để các mẹ thấy hợp lý.
Để biết cách tư vấn như thế nào cho đúng thì bạn có thể học hỏi các tình huống xử lý cụ thể trong thực tế, nghe kể lại hay tìm đọc trên mạng. Ngoài ra, để có kinh nghiệm thì không có gì hơn bằng việc cọ xát thực tế trong quá trình làm việc và chịu khó để ý quan sát xung quanh cuộc sống hằng ngày. Ngay cả khi bạn đi mua hàng, bạn cũng có thể thử để xem người bán hàng sẽ xử lý tình huống này như thế nào.
– Kiến thức về quảng cáo:
Tất nhiên không khuyến khích bạn học cho đến khi trở thành chuyên gia quảng cáo rồi mới bắt đầu kinh doanh nhưng chúng tôi khuyến khích bạn nên biết càng nhiều càng tốt về lĩnh vực này vì nó khá quan trọng trong việc cửa hàng của bạn kinh doanh có thành công hay không. Bạn nên tìm hiểu cả các kênh quảng cáo online lẫn offline vì chúng đều cần cho bạn sau này.
Các kiến thức về lĩnh vực này thì có rất nhiều trên mạng nhưng bạn cần biết chắt lọc thông tin khi đọc và học. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn có thể đăng ký các khóa học online, offline về quảng cáo để có hệ thống kiến thức cơ bản và bài bản hơn rồi sau đó mới tự học là tốt nhất.
Xem thêm:5 bí quyết vàng khi KINH DOANH ĐỒ SƠ SINH đừng nên bỏ sót
4. Kinh nghiệm và kiến thức để lấy được nguồn hàng tốt giá rẻ
Như trên chúng ta đã nói, nguồn hàng tốt giá rẻ là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của cửa hàng kinh doanh quần áo trẻ em của bạn. Ngoài các câu hỏi như nhập hàng ở đâu, giá bao nhiêu ra thì quan trọng không kém là bạn phải quyết định nhập mẫu nào sẽ dễ bán? số lượng mỗi mẫu là bao nhiêu? thời gian nào nhập sẽ được giá tốt hơn, thuận lợi hơn…
5. Hiểu rõ thủ tục, giấy phép, tránh phạm pháp
Một kinh nghiệm xương máu cuối cùng của các chủ shop mà bạn cần lưu ý nữa là “Pháp luật”. Không phải là việc bạn có làm gì phạm pháp hay không mà chỉ là trước khi kinh doanh bạn nên tìm hiểu rõ các thủ tục pháp lý như có cần làm giấy phép kinh doanh gì không? có phải trình báo với chính quyền địa phương về hoạt động của mình không? có cần có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc quần áo trong cửa hàng của mình hay không?…
Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng nhiều người khi kinh doanh lại thường chủ quan và không để ý đến nên dẫn đến nhiều trường hợp “phá sản” một cách rất đáng tiếc. Ví dụ như khi có đoàn cán bộ đến thanh tra kiểm tra mà bạn không xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa chẳng hạn, thì họ có quyền tịch thu hàng của bạn vì cho rằng hàng của bạn là hàng buôn lậu.
Nói chung bạn càng cụ thể chi tiết bao nhiêu trong quá trình chuẩn bị thì khi triển khai bạn càng nhanh và càng ít rủi ro bấy nhiêu. Bởi vậy bạn nên nghiên cứu kỹ 5 kinh nghiệm
kinh doanh quần áo trẻ em trên để chuẩn bị cho thật tốt trước khi bắt tay vào hành động và nên nhớ “80% của thành công đến từ sự chuẩn bị chu đáo”.