Bạn thử sức kinh doanh nhà hàng, một trong những ngành dịch vụ HOT nhất hiện nay. Thế nhưng, bạn đã lường trước được những “điểm chết” tiềm ẩn khiến nhà hàng của bạn có thể sập tiệm bất cứ lúc nào. Hãy cùng KiotViet tìm hiểu ngay và để tránh được những rủi ro không đáng khi kinh doanh nhé!
1 – Chọn địa điểm kinh doanh, tưởng dễ mà không hề đơn giản
Việc phân tích địa điểm kinh doanh là yêu cầu rất quan trọng, bạn phải ước tính được lưu lượng người qua lại khu vực đó là bao nhiêu, đặc thù giao thông khu vực bạn ở như thế nào, đường một chiều hay hai chiều? có chỗ để xe cho khách không? có ngập lụt mỗi khi mưa lớn? những cửa hàng gần kề có thể ảnh hưởng tới doanh số của bạn, sự có mặt của họ tác động bất lợi hay có lợi?…Tất cả những điều nhỏ nhặt đó lại là vấn đề cốt yếu ảnh hưởng đến quyết định chọn địa điểm kinh doanh của bạn thắng hay bại.
Những sai lầm mà chủ nhà hàng thường vấp phải khi lựa chọn địa điểm kinh doanh chính là lựa chọn theo cảm xúc và tâm lý muốn tận dụng mặt bằng của gia đình hoặc người thân để kinh doanh để tiết kiệm chi phí thuê cửa hàng, hoặc thấy nhà hàng xóm làm được thì mình cũng làm được. Có thể mặt bằng của nhà bạn rộng rãi, sạch sẽ, gần đường đi lại nhưng nếu bạn không tính toán một cách tỉ mỉ và logic, bạn vẫn có thể thất bại ngay trên chính mảnh đất của mình.
Nhắc đến việc lựa chọn địa điểm, thì không thể bỏ qua những bậc thầy đường phố. Những người bán hàng rong chẳng được đào tạo qua khóa bán hàng chuyên nghiệp nào, nhưng họ biết phân tích để chọn chỗ nào bán đắt khách nhất. Đặc điểm của hàng rong là hay bán ở lề đường, khách chỉ cần tấp lại là mua được đồ, vì thế họ luôn tránh chỗ nào hay bị tắc nghẽn nhưng vẫn có lưu lượng người qua lại đông.
Họ còn dạy cho chúng ta ở đâu thì nên bán gì, chọn đúng thị trường để phát triển. Ví như cạnh trường học thì có hàng xúc xích rán, hàng kem dạo. Nhưng cạnh nơi công sở thì thường là sạp trà chanh, cà phê đá, hàng xôi bánh mỳ. Có bao giờ bạn đi ngoài đường mà phải nức mũi vì mùi thịt xiên nướng, mùi bắp rang bơ mỗi khi chiều về tan ca chưa? Nghe thì đơn giản nhưng bạn phải nắm được hai bí quyết, một là chọn nơi đầu gió để đứng bán hàng, hai là chọn đúng lúc sắp tới bữa. Đúng nơi, đúng thời điểm, mọi thứ sẽ trở nên hoàn hảo!
2 – Không tạo ra văn hóa riêng cho nhà hàng
Văn hóa nhà hàng không phải là việc bạn trang trí ra sao, thực đơn thế nào? mà là những cảm nhận mà nhà hàng tạo ra cho khách hàng khi bước vào. Đừng cho rằng đó là điều hiển nhiên, nếu bạn sở hữu một không gian thư giãn, nơi mà các khách hàng đến để ăn nhẹ và thưởng thức những cốc cà phê, nói chuyện với bạn bè thì điều quan trọng là nhân viên của bạn cũng cần tỏ ra thoải mái. Ngược lại, nếu nhà hàng của bạn là nơi ăn trưa bận rộn thì bạn cần tạo ra một không khí “vội vã” cho nhà hàng của mình.
3 – Gắn bó với một thiết kế thực đơn lộn xộn
Người ta luôn biết rằng càng có nhiều lựa chọn thì họ càng khó có thể chọn ra một thứ từ đó. Thực đơn có xu hướng ngày càng dài và điều này chỉ khiến cho khách hàng thêm rối trí. Hãy thu gọn menu của bạn lại với những món ngon nhất, một thực đơn khiến bạn tự hào có thể tác động tích cực tới khách hàng khiến họ chi tiêu nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến trẻ em nếu khách hàng mục tiêu của bạn bao gồm cả đối tượng này, ví dụ như thiết kế một số món với khẩu phần nhỏ hơn. Nên cập nhật giá cả và thực đơn thường xuyên, ít nhất 6 tháng/lần.
Xem thêm: Triển khai thực đơn điện tử trong kinh doanh nhà hàng
4 – Không quản lý tốt quy trình hoạt động nhà hàng
Bạn nghĩ rằng một hàng dài khách hàng đang chờ đợi chứng tỏ nhà hàng của bạn đang hoạt động tốt. Hãy cẩn thận với điều đó, bạn đang góp phầm làm rối tung trải nghiệm của các khách hàng. Khi nhà hàng quá tải mà chỉ vận hành các bộ phận một cách thủ công thì rất nhiều khó khăn xảy ra theo một chuỗi hệ thống, áp lực sẽ đè nặng lên chính bạn và từng nhân viên.
Lễ tân không nắm được số bàn trống, khách phải chờ quá lâu đành bỏ về. Phục vụ thường xuyên “cuống cuồng” ghi chép order, rồi vội vàng chạy đua xuống khu vực bếp. Nhân viên bếp cũng chẳng khá hơn khi đứng trước “một núi” các order từ người phục vụ, dẫn tới món ăn lên chậm, trái ý khách hàng, thu ngân nhầm lẫn số liệu, thanh toán mất nhiều thời gian
Tóm lại, nếu bạn làm tốn thời gian của khách hàng cho chờ đợi và làm họ thất vọng thì họ sẽ không quay lại nhà hàng của bạn lần nữa, hay thậm chí có thể sẽ kể cho bạn bè của họ về trải nghiệm tệ hại mà họ đã trải qua.vấp phải một loạt những reivew tiêu cực, đau đầu tốn kém tiền bạc xử lý khủng hoảng, bạn không chỉ lỗ tiển mà còn lỗ cả về hình ảnh.
5 – Quản trị nhân sự sai một ly đi tong cả nhà hàng
5.1.Xem nhẹ việc nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên
Phần lớn khi mở quán ăn, nhà hàng, nguồn nhân sự mà bạn nghĩ đến đầu tiên đó là người nhà. Tận dụng nhân lực sẵn có không được đào tạo bài bản, không có chuyên môn nghiệp vụ là tình trạng chung của nhiều nhà hàng và quán ăn hiện nay. Nhân viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của nhà hàng – quán ăn của bạn.
Nếu bạn cho rằng, việc đào tạo nhân viên là mất thời gian và chi phí thì đấy là một quan niệm khá sai lầm. Một nhà hàng – quán ăn nếu không xây dựng được quy chế làm việc nghiêm khắc thì chẳng mấy chốc hình ảnh sẽ tiêu tan.
Trên thực tế có rất nhiều nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam vẫn đang tồn tại với thực trạng như vậy. Hẳn bạn đã nghe đến bún mắng, cháo chửi, những quán mà khi đến ăn bạn đã mất tiền mà vẫn phải nghe chủ quán chửi bới, thậm chí là đuổi đi. Đây chính là nguyên nhân khiến rất nhiều nhà hàng vẫn mãi dậm chân tại chỗ dù món ăn ngon và giá cả tốt.
Hôm nay món ăn của bạn có thể là ngon nhất nhưng ngày mai sẽ có người làm ngon hơn, hôm nay bí quyết của bạn là gia truyền thì ngày mai cũng sẽ có bí quyết khác bí truyền hơn. Chất lượng sản phẩm là quan trọng nhưng đừng bao giờ bỏ quên chất lượng dịch vụ. Nếu bạn mang đến cho khách hàng một chất lượng dịch vụ tuyệt vời hơn cả mong đợi của họ thì dù món ăn của bạn có không ngon bằng món gia truyền kia thì khách hàng vẫn vui vẻ ở lại bên bạn.
Xem thêm: Tại sao cần phải quan tâm đến phần mềm order thông minh?
5.2.Sắp xếp nhân sự không hợp lý, đông thì thiếu vắng thì thừa
Kinh doanh nhà hàng bạn phải đưa ra được những bảng mô tả công việc cho từng bộ phận trong và các quy trình làm việc tương ứng. Bạn nghĩ sao khi một nhà hàng khách thường đông vào buổi trưa hơn buổi tối, nhưng quản lý lại tuyển nhân viên ca tối đông hơn ca sáng? Mỗi sáng đi làm trở thành một cơn ác mộng với nhân viên, quá nhiều công việc để làm mà lại thiếu người. Cách làm này kéo dài khiến thể chất và tinh thần nhân viên giảm đi xuống trầm trọng.
Để tránh tình trạng chồng chéo, hãy lập bảng kế hoạch phân bố công việc một cách hợp lý. Trước tiên, bạn cần xác định được mình cần những gì và điều gì sẽ giúp nhà hàng hoạt động hiệu quả nhất. Hãy dựa theo các tiêu chí như: Nhà hàng bắt đầu mở cửa đón khách lúc mấy giờ, thời điểm nào trong ngày đông khách nhất, khu vực nào trong nhà hàng được khách yêu thích (đối với phạm vi nhà hàng rộng)… từ đó có sự sắp xếp ca làm việc, số lượng nhân viên, phân chia người làm việc từng khu vực như thế nào.
Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng giúp bạn xác định nhu cầu nhân sự thực tế của nhà hàng trong suốt cả năm để có kế hoạch hợp lý, bạn có thể căn cứ vào các báo cáo cũ thay vì phỏng đoán. Ví dụ: Sau khi xuất báo cáo doanh thu theo tháng bạn nhận định được một năm thì thường vào các tháng 9-10 có sự gia tăng đột biến. Có thể bạn chưa xác định được ngay nguyên nhân tại sao nhưng bạn sẽ biết chắc được sẽ là thời điểm rất nhộn nhịp nên cần sắp xếp thêm nhân viên làm việc.