Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội mở 1 cửa hàng trực tuyến của mình, thì chính bạn đang tự làm mất đi cơ hội nhân lên số doanh thu của mình. Kinh doanh trực tuyến nổ ra mạnh mẽ trong những năm gần đây với trào lưu chúng ta hay gọi bằng cái tên “bán hàng online”, xu hướng phát triển mạnh mẽ chủ yếu trong giới trẻ và mặt hàng thời trang, mỹ phẩm được tận dụng hết sức.
Tuy nhiên để bạn thật sự sẵn sàng với các cửa hàng trực tuyến không phải 1 điều đơn giản. Đồng ý rằng, cửa hàng trực tuyến sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội kinh doanh và không ít lợi ích, nhưng muốn thành công và lâu dài bạn cần nhiều kiến thức hơn. 10 câu hỏi quan trọng để tạo 1 cửa hàng trực tuyến mà Sapo đưa ra dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần thiết để mở 1 cửa hàng thành công.
1. Làm thế nào để bắt đầu xây dựng cửa hàng trực tuyến?
Đầu tiên, hãy xác định đầy đủ các yếu tố sau:
- Sản phẩm bạn sẽ kinh doanh là gì?
- Đâu là khách hàng của bạn?
- Bạn sẽ sử dụng đến mạng xã hội, website hay cả 2?
Sau đó hãy nghĩ đến việc thuê 1 ai đó xây dựng cửa hàng trực tuyến cho bạn. Nếu không đủ khả năng, bạn có thể lựa chọn một nhà cung cấp thương mại điện tử, họ sẽ có đầy đủ sự chuyên nghiệp và những lời tư vấn tốt nhất cho bạn. Hơn thế với những nhà cung cấp trung gian bạn sẽ có được sự hỗ trợ trong suốt thời gian kinh doanh cửa hàng trực tuyến của mình với chế độ bảo mật tốt nhất. Hoặc không, nếu bạn có đủ kinh nghiệm và tính chuyên môn để tự mình xây dựng cửa hàng trực tuyến cho chính mình.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các doanh nghiệp thiết kế chuyên nghiệp website cho đến các dịch vụ cửa hàng trên mạng xã hội, hoạt động quảng cáo… việc của bạn chỉ là chi phí bỏ ra. Giá sẽ được tính theo nhu cầu sử dụng của bạn.
2. Làm thế nào để tuỳ chỉnh tốt nhất tổng thể của cửa hàng trực tuyến?
Trong hầu hết các trường hợp, công ty của bạn có 1 trang web thương mại điện tử nó sẽ phản ánh cái nhìn trực tuyến của bạn, bao gồm 2 yếu tố cơ bản là các logo và sự phối màu trên web. Nếu bạn có 1 cửa hàng trực tuyến để kinh doanh, bạn nên lự chọn màu nền nhẹ hàng cũng như một logo độc đáo, nhưng đơn giản hơn là sự loè loẹt khiến khách hàng rối mắt khi vào thăm quan.
Khi bạn sử dụng các nhà cung cấp thương mại điện tử cho cửa hàng trực tuyến của mình, bạn sẽ biết hầu hết các mẫu thiết kế đến từ các chủ đề đặt trước và không đòi hỏi các kiến thức phức tạp từ HTML và CSS để tuỳ chỉnh. Vì vậy bạn tương đối dễ dàng thay đổi logo, sản phẩm hình ảnh và thêm các biểu ngữ hay nhiều hơn nữa để tạo sức thu hút cho web.
3. Hệ thống thanh toán nên sử dụng là gì?
Dĩ nhiên 1 điều không thể thiếu cho 1 cửa hàng trực tuyến là một phương thức thanh toán an toàn và bảo mật tốt thông tin khách hàng. Hiện nay tại thị trường Việt có thanh toán phổ biến nhất là Bảo Kim, với mức phí dịch vụ cho thanh toán trực tiếp sẽ mất 1% giá trị giao dịch từ người bán, thanh toán an toàn sẽ là 0,1% giá trị giao dịch từ ngời mua.
Tuy nhiên nếu cửa hàng trực tuyến của bạn kinh doanh với cả hệ thống trong nước và nước ngoài có thể tham khảo 2 cổng thanh toán là PayPal và Authorize. Bán PayPal trả một khoản phí giao dịch 2,9 phần trăm trên tổng số tiền bán hàng, cộng với một khoản phí 30 cent cho mỗi giao dịch.
Authorize.net là một giải pháp xử lý thanh toán phổ biến. Các bộ vi xử lý sẽ tính thiết lập lệ phí $ 99, cộng với một khoản phí 20 $ hàng tháng và 10 cent cho mỗi giao dịch.
Tuy nhiên, nhiều người mua hàng muốn trả tiền mua hàng trực tuyến bằng thẻ tín dụng của riêng mình thay vì sử dụng PayPal hoặc bộ vi xử lý thanh toán của bên thứ ba khác. Bạn có thể có được một tài khoản thương gia với mỗi công ty thẻ tín dụng cá nhân. Và chi phí cho mỗi giao dịch từ 20 đến 50 cent, cộng với một tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền mua hàng.Một số cũng tính phí hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
4. Làm thế nào xử lý các dịch vụ khách hàng?
Với hình thức kinh doanh cửa hàng trực tuyến xử lý dịch vụ khách hàng là bài toán khó, với các cửa hàng mà số lượng đơn hàng ít sẽ không khó, nhưng để quản lý đơn hàng và hơn thế nữa là ghi nhận thông tin chi tiết hơn thì cần phải xem xét lại. Để đáp ứng điều này, có 1 chương trình ứng dụng cho các cửa hàng trực tuyến cho phép bạn quản lý đơn hàng, lưu trữ thông tin chi tiết của khách cùng những khiếu nại hay ý kiến cho từng khách hàng. Sự đáp ứng tuyệt vời đó được thiết kế trong phần mềm quản lý bán hàng Sapo. Hoạt động liên tục cho phép cập nhật 24/7 các đơn hàng từ các cửa hàng trực tuyến, ngoài xử lý dịch vụ khách hàng phần mềm còn cho phép tính toán lượng chi phí khách hàng bỏ ra để từ đó có chính sách chăm sóc hiệu quả cho từng đối tượng khách khác nhau.
5. Làm thế nào để xác định phí vận chuyển?
Tại một số các chương trình quản lý, khi tính chi phí mà khách hàng phải bỏ ra bạn có thể cộng thêm chi phí vận chuyển 1 cách tự động. Điều này có thể được nêu rõ trên từng sản phẩm tại cửa hàng trực tuyến của bạn. Hãy thuê một công ty vận chuyển trung gian uy tín, hoặc thuê người vận chuyển, chi phí đó hoàn toàn do khách hàng bỏ ra và việc của bạn chỉ là đảm bảo hàng hoá sẽ đưa tới tay họ 1 cách an toàn.
6. Làm thế nào để tạo ra các hình ảnh sản phẩm tốt?
Bạn nên biết 1 điều, mua sắm online thông qua các cửa hàng trực tuyến không thể nhìn, sờ và cảm nhận trực tiếp sản phẩm của bạn, mà sự tiếp nhận thông qua các hình ảnh về sản phẩm cũng như nội dung bạn cung cấp. Nhưng bạn đừng làm điều này trở nên quá ảo khi thuê cả một đội ngũ chuyên nghiệp về việc chỉnh sửa ảnh chất lượng cao.
Ảnh sản phẩm là yếu tố cực kỳ quan trọng khi bán hàng online
Việc bạn cần làm là 1 chiếc máy ảnh tốt, đầy đủ ánh sáng và 1 hình ảnh hiện thực nhất về sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến của mình. Nếu bạn chỉ mải mê chỉnh sửa ảnh sao cho đẹp và mất đi tính thực tế của sản phẩm, bạn đang tự giết chính mình.
Hình ảnh chưa đủ, trên cửa hàng trực tuyến phải kèm nội dung. Ngắn gọn, đầy đủ, chính xác và nhắm đúng nhu cầu sẽ là điều tuyệt vời để khách hàng không ngần ngại lựa chọn bạn. Đừng quên những thông số của sản phẩm kèm theo cũng như lời khuyên sử dụng nào đó hữu ích nếu có.
7. Có nên hiển thị đánh giá và chia sẻ về cửa hàng trực tuyến?
Những đánh giá tích cực sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của bạn và cơ hội để hình ảnh của bạn đẹp trong mắt người tiêu dùng sẽ tốt hơn. Tuy nhiên không tránh khỏi những nhận xét tiêu cực về cửa hàng trực tuyến cũng như sản phẩm bạn đang bán. Bạn có thể để chế độ duyệt trước khi công bố những nhận xét ra ngoài, điều đó sẽ hạn chế tối đa những nhận xét xấu về bạn.
Hoặc bạn có thể hiện đánh giá trên các mạng xã hội nếu cửa hàng trực tuyến của bạn có xây dựng hình trên đây.
8. Làm thế nào để bắt đầu thu hút người mua sắm?
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ theo như những câu hỏi phía trên: Bạn đã sẵn sàng để “chạy” cửa hàng trực tuyến của mình? Hãy cố gắng để trang web của bạn hiện ra khắp nơi có thể, xung quanh một website chính của doanh nghiệp, hay những bài chia sẻ hữu ích trên các forum, hay sử dụng email, tất cả sẽ tạo nên khởi đầu tốt. Lời khuyên ở đây là đừng bỏ qua công cụ mạng xã hội: Facebook, Twitter, Pinterest và Youtube. Tạo tài khoản và bắt đầu xây dựng sự uy tín, gắn đường link cửa hàng trực tuyến của bạn trên đó và bạn sẽ có được những lượt truy cập đáng kể với chi phí thấp nhất.
Hoặc bạn có thế sử dụng SEO, đây là công cụ giúp cửa hàng trực tuyến của bạn có một thứ hạng cao trong kết quả tìm kếm của Google, Bing và Yahoo. Điều này phụ thuộc vào nội dung bạn đã xây dựng.
9. Xử lý hàng tồn kho cửa hàng trực tuyến như thế nào?
Bạn kinh doanh, dù đó là với các cửa hàng trực tuyến hay kinh doanh truyền thống, bạn sẽ bị trả lại hàng, hàng tồn kho. Xử lý như thế nào?
Phần mềm quản lý bán hàng sẽ quản lý hiệu quả tồn kho cho bạn. Hệ thống tính toán nhanh chóng sẽ cho bạn con số doanh thu xác thực nhất cũng như thống kê số hàng tồn, báo cáo số lượng hàng bị trả lại… Hệ thống thông tin khách hàng đã lưu trữ sẽ cho bạn những email đến với khách hàng về tình hình sản phẩm của bạn để có chiến lược xử lý.
Không biết hàng hóa còn bao nhiêu trong cửa hàng? Để tình trạng này tiếp diễn hoặc sử dụng phần mềm quản lý kho Sapo POS để quản lý hàng tồn kho chi tiết, tự động hoàn toàn
Dùng thử miễn phí ngay
10. Làm thế nào để theo dõi hoạt động của cửa hàng trực tuyến?
Đầu tiên, theo dõi cửa hàng trực tuyến của bạn thông qua các công cụ có sẵn như Google Analytics, sẽ cho bạn thống kê lượt người truy cập, hiệu quả chạy quảng cáo, hay khách hàng quan tâm nhất vào vùng nào trên website…. Và nhiều thế nữa.
Tiếp theo là theo dõi tình trạng kinh doanh của bạn thông qua các báo cáo, thống kê từ phần mềm quản lý bán hàng. Từ những con số được cung cấp trên hệ thống, bạn sẽ có báo cáo đầy đủ dưới nhiều dạng và đối tượng khác nhau cho bạn cái nhìn tổng quan về tình hình hiệu quả của cửa hàng trực tuyến.
Trên đây là 10 câu hỏi để bạn hoạt động 1 cách hiệu quả cửa hàng trực tuyến của mình. Hy vọng bài viết đem lại thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình kinh doanh.